Gây mê cho phẫu thuật tắc ruột trên bệnh nhân cao tuổi hở van 2 lá nặng, suy tim, rung nhĩ kèm nhiều bệnh lý nền

Ngô Xuân Tý1, Nguyễn Ngọc Thạch1,, Lâm Ngọc Tú1, Nguyễn Văn Quỳnh2, Ninh Thi Kim Oanh3
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Gây mê cho bệnh nhân tim mạch phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh lý nền là một vấn đề thách thức với các bác sĩ gây mê vì bệnh nhân có nhiều thay đổi về sinh lý, dược động học của thuốc cũng như tỉ lệ tai biến tim mạch cao.
Chúng tôi thông báo ca lâm sàng bệnh nhân nữ, 84 tuổi, tắc ruột do u đại tràng sigma, hở van 2 lá nặng có biến chứng suy tim độ III, rung nhĩ, tăng huyết áp, đái tháo đường type II, suy thận độ II. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân đau bụng dữ dội vùng quanh rốn, cắt lớp vi tính ổ bụng có hình ảnh tắc ruột do u đại tràng sigma di căn gan, hình ảnh rung nhĩ đáp ứng tần số thất 95 lần/phút trên điện tim, siêu âm tim có hình ảnh hẹp van 2 lá mức độ nhẹ, hở van 2 lá mức độ nặng, phân suất tống máu (EF) 58%.
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo, sau phẫu thuật về khoa hồi sức ngoại điều trị và ra viện sau 10 ngày phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sylvia L. Ranjeva, Avery Tung and Daniel S. Rubin (2021). “Morbidity and mortality after acute myocardial infarction following elective major non-cardiac surgery” J Cardiothorac Vasc Anesth 35(3): 834-842.
2. James B Froehlich and Kim A Eagle (2002) “Anaesthesia and the cardiac patient: the patient versus the procedure” Heart 87(1): 91-96.
3. Kaul, Tej K, Tayal, Geeta (2007) “Anaesthetic considerations in cardiac patients undergoing non-cardiac surgery” Indian Journal of Anaesthesia 51(4): 280-286.
4. Relin Yang, Matthew Wolfson and Michael C. Lewis (2011). “Unique aspects of the elderly surgical population” Geriatr Orthop Surg Rehabil 2(2): 56-64.
5. Florence E Turrentine (2006). “Surgical risk factors, morbidity and mortality in elderly patients” J Am Coll Surg 203(6): 865-877.
6. John F. Butterworth, David C. Mackey, John D. Wasnick (2013). “Anesthesia for patients with cardiovascular disease” Morgan and Mikhail’s Clinical Anesthesiology fifth edition, McGraw-Hill publisher:450- 501.
7. R Baber et al. (1982). “Midazolam as an intravenous induction agent for general anaesthesia: A clinical trial” Anaesth Intensive Care 10(1): 29-35.
8. Guangrong Dai et al. (2021). “Safety and efficacy of remimazolam compared with propofol in induction of general anesthesia” Minerva Anestesiol 87(10): 1073-1079.
9. Matsuyuki Doi et al. (2020). “Safety and efficacy of remimazolam in induction and maintenance of general anesthesia in high-risk surgical patients (ASA class III)” J Anesth 34(4): 491-501.