Đặc điểm và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng: Dữ liệu tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia trong 10 năm (từ 2010 đến 2019).
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá đặc điểm kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng trong 10 năm (2010 - 2019) tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 29.393 dữ liệu bệnh nhân bỏng từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2019 điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Kết quả: Ngày nằm điều trị trung bình là 16,84 ± 14,61 ngày. Ngày nằm viện kéo dài hơn ở nam giới, trong độ tuổi lao động từ 16 đến 60 tuổi, bỏng vùng lưng, có chấn thương kết hợp, kéo dài nhất do bỏng điện (27,63 ngày). Tuy nhiên lại ngắn hơn ở bệnh nhân có bỏng hô hấp, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế (BHYT). Các biến chứng nặng hay gặp là suy đa tạng 1,62%, tiếp đến sốc nhiễm khuẩn (0,90%), suy hô hấp đơn thuần (0,32%). Tỷ lệ tử vong chung là 3,4%, tuổi càng cao tỷ lệ tử vong càng lớn. Theo mùa, tỷ lệ tử vong cao nhất nhất vào mùa đông, tiếp đó lần lượt là mùa xuân, mùa thu và mùa hạ (p < 0,001). Có 48,3% tổng số bệnh nhân tử vong là tử vong trong vòng 5 ngày đầu điều trị. Tuổi, lửa, bỏng hô hấp, bỏng phần lưng, chấn thương kết hợp, bệnh kèm theo, diện tích bỏng chung, bỏng sâu, được phẫu thuật hay không là các yếu tố độc lập ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. Bỏng hô hấp, bỏng sâu và bệnh lý kèm theo là yếu tố mạnh nhất tiên lượng tử vong.
Kết luận: Ngày nằm điều trị là 16,84 ngày, tỷ lệ tử vong là 3,4%, Bỏng điện, bỏng nhiệt khô kéo dài ngày điều trị nhất. Tuổi, nguyên nhân bỏng, bỏng hô hấp, vị trí bị bỏng, chấn thương kết hợp, bệnh kèm theo, diện tích bỏng chung, bỏng sâu, được phẫu thuật hay không là các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm, kết quả điều trị, bệnh nhân bỏng, tử vong, yếu tố
Tài liệu tham khảo
2. M. M. Rybarczyk, J. M. Schafer, C. M. Elm. et al (2016). Prevention of burn injuries in low-and middle-income countries: a systematic review. Burns, 42 (6), 1183-1192.
3. N. A. Forbinake, C. S. Ohandza, K. N. Fai. et al (2020). Mortality analysis of burns in a developing country: a CAMEROONIAN experience. BMC Public Health, 20 (1), 1-6.
4. S. E. Wolf, L. C. Cancio and B. A. Pruitt (2018). 3 - Epidemiological, Demographic and Outcome Characteristics of Burns. Total Burn Care (Fifth Edition), Elsevier, 14-27.e12.
5. Trần Đoàn Đạo (2015). Tình hình điều trị bỏng và di chứng bỏng tại bệnh viện Chợ Rấy trong 3 năm 2012 - 2014. Y học thảm họa và Bỏng,
2/2015, 25-29.
6. Đặng Hoàng Nga, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Hạnh và cộng sự (2015). Tình hình thu dung và điều trị bỏng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 2-2015,
7. B. K. Martin, R. K. Martin, T. A. Joybari. et al (2012). Epidemiological data, outcome, and costs of burn patients in Kermanshah. Annals of burns and fire disasters, 25 (4), 171.
8. P. Agbenorku, K. Aboah, J. Akpaloo. et al (2016). Epidemiological studies of burn patients in a burn center in Ghana: any clues for prevention? Burns & Trauma, 4 (1), 21.
9. C. A. Bhansali, G. Gandhi, P. Sahastrabudhe. et al (2017). Epidemiological study of burn injuries and its mortality risk factors in a tertiary care hospital. Indian Journal of Burns, 25 (1), 62.
10. H. Li, Z. Yao, J. Tan. et al (2017). Epidemiology and outcome analysis of 6325 burn patients: a five-year retrospective study in a major burn center in Southwest China. Scientific reports, 7, 46066.
11. C. Ye, X. Wang, Y. Zhang. et al (2016). Ten-year epidemiology of chemical burns in western Zhejiang Province, China. Burns, 42 (3), 668-674.
12. Xiaoming Fan, B. Ma, D. Zeng. et al (2017). Burns in a major burns center in East China from 2005 to 2014: Incidence and outcome. Burns, 43
(7), 1586-1595.
13. C. Smolle, J. Cambiaso-Daniel, A. A. Forbes. et al (2017). Recent trends in burn epidemiology worldwide: A systematic review. Burns, 43 (2), 249-257.
14. J. Hwee, C. Song, K. C. Tan. et al (2016). The trends of burns epidemiology in a tropical regional burns center. Burns, 42 (3), 682-686.
15. Iqbal, M. Saaiq and Z. Ali (2013). Epidemiology and outcome of burns: early experience at the country's first national burns center. Burns, 39
(2), 358-362.
16. Y. Zheng, G. Lin, R. Zhan. et al (2019). Epidemiological analysis of 9,779 burn patients in China: An eight‑year retrospective study at a
major burn center in southwest China. Experimental and Therapeutic Medicine, 17 (4), 2847-2854.
17. Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Như Lâm (2011). Nghiên cứu đặc điểm của bỏng do TNLĐ ở Miền Bắc Việt Nam. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 2-2011, 23-31.
18. 18. W. Cheng, S. Wang, C. Shen. et al (2018). Epidemiology of hospitalized burn patients in China: A systematic review. Burns Open, 2 (1), 8-16.
19. D. K. Seo, D. Kym, H. Yim. et al (2015). Epidemiological trends and risk factors in major burns patients in South Korea: a 10-year experience. Burns, 41 (1), 181-187.
20. S. S. Shahmiri, M. Kolahdouzan, A. Omrani. et al (2017). Determinants of Mortality and the Lethal Area 50 Index (LA50) in Burn Patients Admitted to a Large Burn Center; A Single-Center Experience. Bulletin of Emergency & Trauma, 5 (3), 184.
21. G. Vidal-Trecan, S. Tcherny-Lessenot, C. Grossin. et al (2000). Differences between burns in rural and in urban areas: implications for prevention. Burns, 26 (4), 351-358.
22. 22. B. Zhou, X. Zhou, L.-z. Ouyang. et al (2014). An epidemiological analysis of pediatric burns in urban and rural areas in south-central China. Burns, 40 (1), 150-156.
23. Nguyễn Tiến Dũng và Nguyễn Như Lâm (2012). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng do tai nạn lao động. Tạp chí y học Thảm họa và Bỏng, 1-2012,
24. S. R. Mashreky, A. Rahman, L. Svanström. et al (2011). Burn mortality in Bangladesh: findings of national health and injury survey. Injury, 42
(5), 507-510.
25. D. Zavlin, V. Chegireddy, S. Boukovalas. et al (2018). Multi-institutional analysis of independent predictors for burn mortality in the United States. Burns & Trauma, 6 (1), 24.
26. S.-A. Emami, S. A. Motevalian, M. Momeni. et al (2016). The epidemiology of geriatric burns in Iran: A national burn registry-based study.
Burns, 42 (5), 1128-1132.
27. C.-I. Yen, M.-J. Chiou, C.-F. Kuo. et al (2018). Determination of risk factors for burn mortality based on a regional population study in Taiwan.
Burns, 44 (6), 1591-1601.
28. L. Knowlin, L. Stanford, D. Moore. et al (2016). The measured effect magnitude of comorbidities on burn injury mortality. Burns, 42 (7), 1433-1438.