Căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật thường gặp tại bệnh viện bỏng quốc gia lê hữu trác (01/2021 - 03/2022)

Trần Quang Hưng1,, Trương Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Hương1
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi sinh vật thường gặp tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2022.
Đối tượng và phương pháp: Các chủng vi sinh vật gây bệnh phân lập được trên 1150 mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện. Nghiên cứu mô tả cắt ngang và thực nghiệm labo tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.
Kết quả: Tỷ lệ cấy khuẩn (+) là 508/1150 (44,2%), có sự khác nhau về tỷ lệ (+) giữa các loại bệnh phẩm. Căn nguyên gây nhiễm khuẩn là: Aci. baumannii (27,8%), P. aeruginosa (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%).
Tỷ lệ các chủng vi sinh vật được phân lập tại Khoa Hồi sức cấp cứu: Aci. baumannii (35,7%), P. aeruginosa (24,6%), S. aureus (15,2%), Candida spp. (9,1%); Khoa Điều trị Bỏng Người lớn và Khoa Điều trị Bỏng Trẻ em: S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là P. aeruginosa và Aci. baumannii; Trung tâm Liền vết thương: Chiếm tỷ lệ cao nhất P. aeruginosa và S. aureus (17,7%), tiếp theo là Aci. baumannii (15,9%).
Các chủng vi khuẩn Aci. baumannii và P. aeruginosa đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh, chỉ còn nhạy cảm với colistin (100%). Chủng S. aureus còn nhạy cảm với các kháng sinh Tigercycline, Vancomycin, Linezolid (86,9 - 95,7%).
Kết luận: Căn nguyên vi sinh vật phân lập tại Bệnh viện Bỏng quốc gia từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2022 gồm Aci. baumannii (27,8%), P. aeruginosa (24,8%), S. aureus (21,3%) và Candida spp. (6,9%). Các chủng vi khuẩn Aci. baumannii và P. aeruginosa đã kháng với hầu hết các loại kháng sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế và GARP-VN (2009), “Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008 - 2009”.
2. Lê Quốc Chiểu (2017), “Căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Viện Bỏng Quốc gia từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2017”, Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng, số 2, tr. 57.
3. Trương Thị Thu Hiền (2015), “Căn nguyên và đặc điểm kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh tại Viện Bỏng Quốc gia - 2014”, Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng, số 2, tr. 66-72.
4. Nguyễn Như Lâm, Lê Đức Mẫn (2009), “Nghiên cứu căn nguyên nhiễm khuẩn và mức độ kháng kháng sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia”, Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng (4), tr 56-62.
5. Nguyễn Như Lâm (2011), “Nghiên cứu đặc điểm nhiễm khuẩn Aci. baumannii trên bệnh nhân bỏng nặng”, Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng (4), tr 15-17.
6. Đinh Xuân Quang (2020), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị nhiễm nấm trên bệnh nhân bỏng nặng tại Bệnh Viện Bỏng Quốc Gia (2017 - 2019)”. Luận án tiến sỹ y học. Học viện Quân y.
7. Lê Thế Trung (2003), "Bỏng - những kiến thức chuyên ngành", Nhà xuất bản Y học.
8. Chu Anh Tuấn, Nguyễn Như Lâm, Phạm Hồ Nam (2015), “Căn nguyên và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Khoa Bỏng & Phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng, số 2, tr. 196-203.
9. Nguyễn Gia Tiến, Nguyễn Như Lâm, Lê Đức Mẫn (2001), “Nhận xét 121 bệnh nhân tử vong tại khoa Hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia”, Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng (4), tr 56-63.
10. Nguyễn Thống (2011), “Nhiễm trùng vết thương bỏng tại Khoa Bỏng Bệnh viện Saint Paul Hà Nội”, Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng (2), tr 14-25.
11. Đoàn Chí Thanh và Chu Anh Tuấn (2015), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân loét do tỳ đè tại Viện Bỏng Quốc gia từ 09/2013 đến 06/2014", Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng số 2, tr.103 - 115.
12. Abdelkader M.M., Aboshanab K.M., El-Ashry M.A. et al (2017), “Prevalence of MDR pathogens of bacterial meningitis in Egypt and new synergistic antibiotic combinations”. PLoS ONE, 12(2).
13. Elmanama A.A (2013), “Antimicrobial susceptibility of bacterial isolates from burn unit in Gaza”, Burns, 39 (8), pp. 16-128.
14. Forson O. A. E. A., M. Olu-Taiwo, P. J. Pappoe-Ashong, P. J. Ayeh-Kumi (2017), “ Bacterial infections in burn wound patients at a tertiary teaching hospital in Accra, Ghana”, Ann Burns Fire Disasters, 30(2), p. 116-120.
15. Hsueh Po-Ren, Peter Michael Hawkey (2007), “Consensus statement on antimicrobial therapy of intra-abdominal infection in Asia”, International Journal of Antimicrobial Agent. (30), P.129-133.
16. Jin Ju Park, Yu Bin Seo, Young Kyun Choi, et al (2019), “Changes in the prevalence of causative pathogens isolated from severe burn patients from 2012 to 2017”. Burn (2019) http//dx doi.org/10.1016/j burns. 2019. 09.008.
17. McManus AT, Pruitt BA (1992), “The changing epidemiology of infection in burn patients” World J, Surg, 16, p.57-67.
18. Teo, J.Q., Candra, S.R., Lee, S.J., Chia, S.Y., et al. (2017), Candidemia in a major regional tertiary referral hospital - epidemiology, practice patterns and outcomes, Antimicrob. Resist. Infect. Control, 6 (27).