Nghiên cứu biến đổi hóa mô miễn dịch và siêu cấu trúc mô tại chỗ vết thương thực nghiệm sau chiếu laser công suất thấp
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình thái hóa mô miễn dịch và siêu cấu trúc mô tại chỗ vết thương thực nghiệm sau chiếu Laser công suất thấp (780nm, liều 3 J/cm2).
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 30 thỏ, mỗi thỏ tạo 2 vết thương ở đối xứng 2 bên lưng có đường kính 2R = 4cm: vết thương A (được điều trị bằng Laser công suất thấp, bước sóng 780nm, liều 3 J/cm2 với thời gian chiếu 72 giây, 1 lần/ngày), vết thương B (chứng: không chiếu Laser). Các vết thương được thay băng và chiếu Laser 1 lần/ngày theo quy trình cho đến khi tổn thương biểu mô hóa hoàn toàn. Sinh thiết vết thương được lấy vào thời điểm: trước điều trị (D0), sau điều trị 7 ngày (D7), sau điều trị 14 ngày (D14).
Kết quả: Hình ảnh hóa mô miễn dịch tại D7, D14 cho thấy vùng chiếu Laser công suất thấp xuất hiện nhiều tế bào nội mô mạch máu (+) với CD34 và các nguyên bào sợi, tế bào cơ trơn thành mạch (+) SMA nhiều hơn khi so với bên vùng chứng. Trên hình ảnh siêu cấu trúc truyền qua (TEM) thời điểm D7 cho thấy vùng chiếu Laser công suất thấp còn ít tổn thương phá hủy mô hơn bên chứng và có hình ảnh tái tạo mô. Đến D14, tốc độ tái tạo mô bên vùng chiếu Laser công suất thấp mạnh hơn vùng không chiếu, tăng hoạt động các bào quan nguyên bào sợi (ty thể, lưới nội chất có hạt) và tăng chế tiết collagen ra chất nền ngoại bào.
Kết luận: Laser công suất thấp (780nm, liều 3 J/cm2) làm tăng quá trình liền vết thương trên mô hình thỏ thực nghiệm, kích thích tăng sinh mạch máu và tăng sinh nguyên bào sợi tổng hợp collagen.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Laser công suất thấp, hóa mô miễn dịch
Tài liệu tham khảo
2. Huang Y.-Y., Chen A.C.-H., Carroll J.D., et al. (2009). Biphasic dose response in low-level light therapy. Dose-response. 7(4): 358-383.
3. Đinh Văn Hân, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngô Ngọc Hà (2014). Đánh giá ảnh hưởng của Laser bán dẫn vùng ánh sáng đỏ (630-670nm) tới quá trình liền vết thương cấp tính và mạn tính. Tạp chí Y học Thảm hoạ và Bỏng, số 5-2014: tr 160-169.
4. Chaves M.E.d.A., Araújo A.R.d., Piancastelli A.C.C., et al. (2014). Effects of low-power light therapy on wound healing: LASER x LED. Anais brasileiros de dermatologia. 89: 616-623.
5. AlGhamdi K.M., Kumar A., Moussa N.A. (2012). Low-level laser therapy: a useful technique for enhancing the proliferation of various cultured cells. Lasers in medical science. 27(1): 237-249.
6. Masson‐Meyers D.S., Andrade T.A., Caetano G.F., et al. (2020). Experimental models and methods for cutaneous wound healing assessment. International journal of experimental pathology. 101(1-2): 21-37.
7. Childs D.R., Murthy A.S. (2017). Overview of wound healing and management. Surgical Clinics. 97(1): 189-207.
8. Gushiken L.F.S., Beserra F.P., Bastos J.K., et al. (2021). Cutaneous wound healing: An update from physiopathology to current therapies. Life. 11(7): 665.
9. Tottoli E.M., Dorati R., Genta I., et al. (2020). Skin wound healing process and new emerging technologies for skin wound care and regeneration. Pharmaceutics. 12(8): 735.
10. Rashidi S., Yadollahpour A., Mirzaiyan M. (2015). Low-level laser therapy for the treatment of chronic wound: Clinical considerations. Biomedical and Pharmacology Journal. 8(2): 1121-1127.
11. Fortuna T., Gonzalez A.C., Sá M.F., et al. (2018). Effect of 670 nm laser photobiomodulation on vascular density and fibroplasia in late stages of tissue repair. International wound journal. 15(2): 274-282.
12. Hussein A.J., Alfars A.A., Falih M.A., et al. (2011). Effects of a low-level laser on the acceleration of wound healing in rabbits. North American journal of medical sciences. 3(4): 193-197.
13. Demidova‐Rice T.N., Salomatina E.V., Yaroslavsky A.N., et al. (2007). Low‐level light stimulates excisional wound healing in mice. Lasers Surg Med. 39(9): 706-715.