Đánh giá kết quả bước đầu phục hồi gấp khuỷu bằng kỹ thuật chuyển vạt cơ thon vi phẫu trong điều trị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Trần Thị Thanh Huyền1,2,, Đào Văn Giang2, Nguyễn Thị Hương Giang2, Hoàng Thị Vân2, Tô Tuấn Linh2, Trần Xuân Thach2, Nguyễn Hồng Hà1,2
1 Trường Đại học Y Dược/Đại học Quốc gia
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phục hồi gấp khuỷu bằng kĩ thuật chuyển vạt cơ thon vi phẫu với nguồn cho là thần kinh liên sườn ở bệnh nhân tổn thương đám rối thầnh kinh cánh tay (ĐRTKCT) đến muộn.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu trên 08 bệnh nhân (BN) bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trên 12 tháng được phẫu thuật chuyển cơ thon vi phẫu để phục hồi gấp khuỷu với nguồn thần kinh cho là thần kinh liên sườn cùng bên tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 01/2021 đến tháng 01/2023.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu.
Kết quả: Bệnh nhân lớn tuổi nhất là 54 tuổi, nhỏ nhất là 3 tuổi. Tuổi trung bình là: 25,3  3,9 tuổi . Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 7/1. Thời điểm phẫu thuật (tính từ lúc tai nạn tới lúc được phẫu thuật): bệnh nhân được phẫu thuật sớm nhất là 12 tháng, muộn nhất là 19 năm. Thời điểm phẫu thuật trung bình là: 48,8  18,5 tháng. Bệnh nhân có kết quả phục hồi gấp khuỷu tốt (57,1%), số bệnh nhân có kết quả kém chỉ chiếm 14,3%.
Kết luận: Chuyển cơ thon tự do phục hồi gấp khuỷu với nguồn cho thần kinh là thần kinh liên sườn cùng bên là một lựa chọn hữu ích trong phẫu thuật điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay đến muộn, giúp bệnh nhân trở về với cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Merrell GA, Barrie KA, Katz DL, Wolfe SW. Results of nerve transfer techniques for restoration of shoulder and elbow function in the context of a meta-analysis of the English literature. The Journal of Hand Surgery. 2001;26(2):303-314.
2. Brown JM, Mackinnon SE. Nerve transfers in the forearm and hand. Hand clinics. 2008;24(4):319-340, v.
3. Chuang DC. Neurotization and free muscle transfer for brachial plexus avulsion injury. Hand clinics. 2007;23(1):91-104.
4. Oberlin C, Durand S, Belheyar Z, Shafi M, David E, Asfazadourian H. Nerve transfers in brachial plexus palsies. Chirurgie de la main. 2009;28(1):1-9.
5. Kay S, Pinder R, Wiper J, Hart A, Jones F, Yates A. Microvascular free functioning gracilis transfer with nerve transfer to establish elbow flexion. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery. 2010;63(7):1142-1149.
6. Ikuta Y, Yoshioka K, Tsuge K. Free muscle graft as applied to brachial plexus injury-case report and experimental study. Annals of the Academy of Medicine, Singapore. 1979;8(4):454-458.
7. Chuang DC, Mardini S, Lin SH, Chen HC. Free proximal gracilis muscle and its skin paddle compound flap transplantation for complex facial paralysis. Plastic and reconstructive surgery. 2004;113(1):126-132; discussion 133-125.
8. Coulet B, Boch C, Boretto J, Lazerges C, Chammas M. Free gracilis muscle transfer to restore elbow flexion in brachial plexus injuries. Orthop Traumatol Surg Res. 2011;97(8):785-792.
9. Maldonado AA, Kircher MF, Spinner RJ, Bishop AT, Shin AY. Free Functioning Gracilis Muscle Transfer With and Without Simultaneous Intercostal Nerve Transfer to Musculocutaneous Nerve for Restoration of Elbow Flexion After Traumatic Adult Brachial Pan-Plexus Injury. The Journal of hand surgery. 2017;42(4):293 e291-293 e297.
10. Nicoson MC, Franco MJ, Tung TH. Donor nerve sources in free functional gracilis muscle transfer for elbow flexion in adult brachial plexus injury. Microsurgery. 2017;37(5):377-382.
11. Coulet B, Boretto JG, Lazerges C, Chammas M. A comparison of intercostal and partial ulnar nerve transfers in restoring elbow flexion following upper brachial plexus injury (C5-C6+/-C7). The Journal of Hand Surgery. 2010;35(8):1297-1303.
12. Chuang DC, Yeh MC, Wei FC. Intercostal nerve transfer of the musculocutaneous nerve in avulsed brachial plexus injuries: evaluation of 66 patients. The Journal of Hand Surgery. 1992;17(5):822-828.
13. Chuang DC, Epstein MD, Yeh MC, Wei FC. Functional restoration of elbow flexion in brachial plexus injuries: results in 167 patients (excluding obstetric brachial plexus injury). The Journal of Hand Surgery. 1993;18(2):285-291.
14. Barrie KA, Steinmann SP, Shin AY, Spinner RJ, Bishop AT. Gracilis free muscle transfer for restoration of function after complete brachial plexus avulsion. Neurosurgical focus. 2004;16(5):E8.
15. Chung DC, Carver N, Wei FC. Results of functioning free muscle transplantation for elbow flexion. The Journal of Hand Surgery. 1996;21(6):1071-1077.
16. Manktelow RT, Zuker RM. The principles of functioning muscle transplantation: applications to the upper arm. Annals of plastic surgery. 1989;22(4):275-282.
17. Chuang DC. Functioning free muscle transplantation for brachial plexus injury. Clinical orthopedics and related research. 1995(314):104-111.
18. Nguyễn VP, Lê V. Đoàn, Vũ H. T., Bùi, V. H., & Nguyễn, H. C. Kết quả điều trị nhổ rễ thần kinh C5, C6, ± C7 đám rối cánh tay bằng phẫu thuật chuyển thần kinh. Bản B của Tạp Chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2019;61(7).