Đánh giá kết quả điều trị tổn khuyết cổ tay - bàn tay bằng vạt nhánh xuyên động mạch quay
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Che phủ tổn khuyết cổ tay - bàn tay do phỏng bằng vạt nhánh xuyên động mạch quay (NXĐMQ) mà không thể ghép da hay không có điều kiện làm vi phẫu.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang không đối chứng 10 bệnh nhân có tổn khuyết vùng cổ tay - bàn tay do bỏng tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình, thẩm mỹ và tái tạo (TT PTTHTM&TT), Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác, từ tháng 01/2021 - 9/2021.
Kết quả: Bệnh nhân trung bình 37,3 ± 14,5 tuổi; dao động từ 16 đến 69 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 4/1. Vị trí tổn phần mềm ở gan cổ - bàn tay (90%) và mu cổ - bàn tay (10%). Tất cả được sử dụng vạt nhánh xuyên động mạch quay, kết quả điều trị: 8 trường hợp tốt (80%), 2 trường hợp khá (20%), không có thất bại.
Kết luận: Nhóm nhánh xuyên động mạch quay chủ yếu xuất phát trong khoảng từ 4 - 6cm tính từ mỏm trâm quay. Vạt có khả năng che phủ tốt với tổn thương sâu, không yêu cầu kĩ thuật và cơ sở vật chất cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vạt nhánh xuyên động mạch quay, tổn khuyết cổ tay - bàn tay do bỏng
Tài liệu tham khảo
2. Huỳnh Tấn Thịnh, Võ Thành Toàn. Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm vùng bàn tay tại bệnh viện Thống Nhất. Tạp chí Y Dược Thực Hành 175, số 19 - 9/2019: tr. 25-29.
3. Alper Ural FEBOPRAS, F.B., Mehmet Bekerecioğlu, Reconstruction of Hand and Wrist Soft‑Tissue Defects Using Radial Artery Perforator Flap Turkish Journal of Plastic Surgery, 2021.
4. Nguyễn Đức Tiến, Nguyễn Bắc Hùng, Phạm Văn Duyệt. Đánh giá kết quả tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ. Tạp chí Y học Việt Nam Tập 504, tháng 7, số 2 - 2021. : tr. 38 - 42.
5. Nguyễn Tấn Bảo Ân và cộng sự (2017). Sử dụng vạt bì cẳng tay ngoài cuống ngoại vi che phủ khuyết hổng mô mềm cổ bàn tay, kết quả bước đầu. Tajp chí nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 21, số 2 - 2017: tr. 152 - 156.
6. Võ Văn Phúc, Phan Xuân Chính và cộng sự. Vạt da cân cẳng tay nhánh xuyên động mạch quay đầu xa che phủ mất da cổ tay do phỏng. Tạp chí nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản tập 22, số 5 - 2018.
7. Vũ Minh Hiệp. Nghiên cứu giải phẫu và ứng dụng lâm sàng vạt cánh tay ngoài trong điều trị khuyết hổng phần mềm vùng cổ tay và bàn tay, in chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Luận án tiến sĩ Y học - 2021. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
8. Tachi, Kazufumi. Distally based Radial artery perforator flap, which factor correlates with the Flap survivor. Int J. Surg, 2022. 3: p. 59-65.
9. Đỗ Lương Tuấn (2008). Nghiên cứu điều trị bỏng sâu vùng cẳng tay trước do điện cao thế 2008