Dịch tễ, lâm sàng và điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Trần Bích Thủy1,, Phùng Nguyễn Thế Nguyên1, Nguyễn Thị Hoa1, Đinh Thị Phương1, Đoàn Thị Mỹ Thi1
1 Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tại miền Nam Việt Nam, có ít nghiên cứu bỏng trẻ em được báo cáo. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Dịch tễ, lâm sàng và điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”.
Đối tượng và phương pháp: 383 trẻ em bỏng được điều trị tại Khoa Bỏng - Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ ngày 01/02/2021 đến ngày 15/08/2022. Phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc.
Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu từ 01/02/2021 đến 15/08/2022 có 383 nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 ghi nhận tuổi trung bình 44,9 ± 46,4 tháng (02 - 192), trong đó 73,6% dưới 60 tháng; 55,9% trẻ nam nhiều hơn 44,1% trẻ nữ; 67,6% có sơ cứu bỏng và 14,1% sơ cứu bỏng đúng; 96,2% bỏng là do tai nạn sinh hoạt, 77,6% bỏng nước nóng, 10,9% bỏng lửa, 3,7% bỏng điện và 0,5% bỏng hóa chất. Diện tích bỏng trung bình 9,9 ± 11,2% diện tích cơ thể (DTCT), diện tích < 10% DTCT là 67,9%; bỏng sâu độ II là 61,9%, bỏng sâu độ II - III là 37,1%, bỏng sâu độ III - IV là 1%; vị trí bỏng 77% vùng tay chân, 56,4% ngực lưng, 34,4% đầu mặt cổ, 24% sinh dục và tầng sinh môn. Albumin máu tương quan tuyến tính nghịch rất chặt chẽ với diện tích bỏng (R = -0,72, p = 0,003), khi diện tích bỏng tăng thì albumin máu sẽ giảm với phương trình hồi quy tuyến tính là albumin máu = -0,029 x diện tích bỏng + 3,416.
Tác nhân gây nhiễm trùng huyết có cấy máu dương tính 60% là Staphylococus coagulase negative. Tỷ lệ biến chứng là 21,9% nhiễm trùng (8,6% nhiễm trùng vết bỏng, 6,8% nhiễm trùng huyết, 2,3% viêm phổi, 1,6% nhiễm trùng tiêu hóa, 0,8% sốc nhiễm trùng, 0,5% viêm mô tế bào, 0,5% nhiễm trùng catheter, 0,5% nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương); 3,9% suy hô hấp; 2,8% sốc bỏng; 2,3% hội chứng cai morphine; 1,8% suy dinh dưỡng cấp; 1,8% xuất huyết tiêu hóa và 0,3% chèn ép khoang. Tỷ lệ tử vong là 0,3%.
Kết luận: Bỏng xảy ra trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, tỷ lệ sơ cứu bỏng đúng còn thấp, nguyên nhân gây bỏng chủ yếu do tai nạn sinh hoạt và xảy ra tại nhà, tác nhân bỏng chủ yếu là nước nóng. Điều trị sốc bỏng bằng albumin trong 48 giờ sau bỏng theo diện tích bỏng là ≥ 49% DTCT nên bù dịch chống sốc bằng albumin, 31% DTCT ≤ diện tích bỏng < 49% DTCT xem xét từng trường hợp cụ thể và diện tích bỏng < 31% DTCT không có chỉ định chống sốc bỏng bằng albumin. Độ sâu bỏng lớn thì cắt lọc, ghép da bỏng tăng. Biến chứng bỏng trẻ em tăng khi diện tích bỏng tăng và biến chứng bỏng trẻ em tăng khi độ sâu bỏng tăng. Tử vong 1 trẻ em bỏng trong nghiên cứu chúng tôi do bỏng hô hấp và sốc mất máu cho chảy máu vùng rạch chèn ép khoang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Hải và cộng sự. Đánh giá kết quả điều trị bỏng tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ tháng 7/2013 đến tháng 6/2014. Tạp chí Nghiên cứu và Thực hành Nhi khoa. 2020;4(1):tr. 52-57.
2. Trần Đình Hùng và cộng sự. Nghiên cứu một số đặc điểm bỏng điện ở trẻ em điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019. Tạp chí Y Học Thảm Họa và Bỏng. 2021;3:tr. 21-26.
3. Asena M, Aydin Ozturk P, Ozturk U. Sociodemographic and culture results of pediatric burns. International wound journal. 2020; 17 (1): pp. 132-136.
4. Agbenorku P, Aboah K, Akpaloo J, et al. Epidemiological studies of burn patients in a burn center in Ghana: any clues for prevention? Burns trauma. 2016; 4: pp. 1-4.
5. Brusselaers N, Monstrey S, Vogelaers D, Hoste E, Blot S. Severe burn injury in Europe: a systematic review of the incidence, etiology, morbidity, and mortality. Critical care. 2010;14(5): pp. 1-12.
6. Davies K, Johnson EL, Hollén L, et al. Incidence of medically attended pediatric burns across the UK. Injury Prevention. 2020; 26 (1): pp. 24-30.
7. Dhopte A, Tiwari V, Patel P, Bamal R. Epidemiology of pediatric burns and future prevention strategies - a study of 475 patients from a high-volume burn center in North India. Burns & Trauma. 2017; 5 (1): pp. 1-8.
8. Ekrami A, Hemadi A, Latifi M, Kalantar E. Epidemiology of hospitalized burn patients in Taleghani Hospital during 2003-2007. Bratislavské lekárske listy. 2010; 111 (7): pp.384-388.
9. Morgan M, Deuis JR, Frøsig-Jørgensen M, et al. Burn pain: a systematic and critical review of epidemiology, pathophysiology, and treatment. Pain medicine. 2018;19 (4): pp. 708-734.
10. Keshavarz M, Javanmardi F, Mohammdi AA. A decade epidemiological study of pediatric burns in the southwest of Iran. World journal of plastic surgery. 2020; 9 (1): pp. 67.