Gây mê trên bệnh nhi có sẹo dính gây hẹp miệng sau bỏng hóa chất

Võ Văn Hiển1,, Vũ Quang Vinh1, Cao Xuân Đường1, Nguyễn Văn Quỳnh1, Tống Thanh Hải1, Đỗ Trung Quyết1, Nguyễn Thị Ngọc Hoa1, Phùng Thị Thanh1, Bùi Thị Trí1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gây mê cho bệnh nhi (BN) có sẹo co kéo vùng hàm mặt luôn là thách thức đối với bác sĩ gây mê hồi sức vì thường được tiên lượng là đặt nội khí quản (NKQ) khó. Ngày 7/11/2023, chúng tôi đã tiến hành gây mê thành công cho một bệnh nhi sẹo dính gây hẹp miệng mức độ nặng sau bỏng hóa chất được phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo góc miệng hai bên.
Giới thiệu ca bệnh: Bệnh nhân Trương Nguyễn Thúy N., nữ, 31 tháng tuổi, chẩn đoán “Sẹo dính hẹp miệng sau bỏng nước thông cống tháng thứ 3”. Ngày 26/10/2023, BN được đưa vào Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình, Thẩm mỹ và Tái tạo (Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) điều trị trong tình trạng: Tỉnh, hô hấp và huyết động ổn định, không có bệnh lý kết hợp, không có tiền sử dị ứng và bệnh lý. Tổn thương tại chỗ: Sẹo dính 02 môi gây hẹp miệng mức độ nặng (đường kính há miệng tối đa < 0,5cm), tiên lượng không đặt được NKQ hoặc mask thanh quản (MTQ) trực tiếp đường miệng.
Kết quả cận lâm sàng trước mổ: Nội soi tai mũi họng và các xét nghiệm khác nằm trong giới hạn bình thường. Phương pháp mổ: Giải phóng sẹo co kéo góc miệng hai bên bằng chuyển vạt tại chỗ. Phương pháp vô cảm: gây mê tĩnh mạch bằng ketamin và gây tê tại chỗ bằng lidocain rạch giải phóng hẹp miệng sau đó đặt MTQ kiểm soát hô hấp. Trong quá trình gây mê và phẫu thuật, hô hấp và huyết động ổn định, thuận lợi, sau phẫu thuật BN tỉnh táo, tự thở, rút MTQ chuyển về khoa điều trị. Trong suốt thời gian điều trị hậu phẫu BN hoàn toàn ổn định.
Kết luận: Với bệnh nhân tiên lượng đặt NKQ khó do sẹo co kéo vùng đầu mặt cổ cần phải đánh giá trước mổ kỹ càng về đường thở để có chiến lược gây mê tối ưu. Rạch sẹo giải phóng co kéo tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông khí và can thiệp đường thở tỏ ra là cách tiếp cận có hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Society of Anesthesiologists Task Force: Practice guidelines for management of the difficult airway: an updated report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on Management of the Difficult Airway. Anesthesiology. 2003, 98:1269-77. 10.1097/00000542-200305000-00032
2. TanzerRC. Burn contracture of the neck. Plast Reconstr Surg 1964; 33: 207-212.
3. Bhattacharya S, Bhatnagar SK, Chandra R. Post-burn contracture of the neck - our experience with a new dynamic extension splint. Burns 1991; 17: 65-67.,
4. Kreulen M, Mackie DP, Kreis RW, Groenevelt F. Surgical release for intubation purposes in postburn contractures of the neck. Burns. 1996 Jun;22(4):310-2. doi: 10.1016/0305-4179(95)00138-7. PMID: 8781727.]
5. [Chong-Doo Park1, Hye-Kyoung Lee2, Ji-Yeon Yim2, and Im-Hong Kang2 Anesthetic management for a patient with severe mento-sternal contracture: difficult airway and scarce venous access -A case Korean J Anesthesiol 2013 January 64(1): 61-64 Case Report http://dx.doi.org/10.4097/kjae.2013.64.1.61]
6. Nguyễn Ngọc Thạch (2016), “Đặt ống nội khí quản khó dưới hướng dẫn nội soi khí phế quản sợi mềm ở bệnh nhi sẹo co kéo cằm cổ sau bỏng”. Tạp chí Y học Thảm Họa và Bỏng, số 1, 2017, trang 63-66.