Bước đầu đánh giá sự biến đổi chỉ số NIPE để theo dõi mức độ đau trong phẫu thuật bỏng ở trẻ em

Nguyễn Văn Quỳnh1,, Nguyễn Ngọc Thạch2, Nguyễn Tiến Đức3, Hoàng Văn Tú1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Bệnh viện Quân Y 103
3 Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Phẫu thuật cắt hoại tử và ghép da thường gây đau nhiều cho bệnh nhi bỏng, do đó theo dõi mức độ đau trong phẫu thuật bỏng nhi là rất cần thiết. Trên lâm sàng, đánh giá mức độ đau ở bệnh nhân gây mê thường dựa vào sự biến thiên nhịp tim, huyết áp, cử động của cơ thể hoặc vã mồ hôi. Tuy nhiên các chỉ số này có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp.
Gần đây, chỉ số đánh giá hoạt động hệ phó giao cảm ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh (Neonate Infant Parasympathetic Evaluation - NIPE) giúp đánh giá mức độ đau một cách khách quan. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi thông báo 8 trường hợp sử dụng chỉ số NIPE trong phẫu thuật cắt hoại tử, ghép da ở bệnh nhi nhằm mục đích theo dõi, đánh giá mức độ đau trong mổ.
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên 8 bệnh nhi bỏng từ 7 tháng đến 23 tháng tuổi, có chỉ định gây mê phẫu thuật cắt hoại tử và/hoặc ghép da tại Khoa Gây mê, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 6/11/2019 đến ngày 23/7/2020, được theo dõi chỉ số NIPE trong quá trình phẫu thuật.
Kết quả cho thấy giá trị chỉ số NIPE ở tất cả các thời điểm nghiên cứu đều lớn hơn 50, đồng nghĩa với việc bệnh nhi bỏng không đau trong quá trình phẫu thuật.
NIPE là chỉ số có thể được sử dụng để đánh giá mức độ đau trong phẫu thuật bỏng nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sabourdin, Nada, et al. "Pain monitoring in anesthetized children: first assessment of skin conductance and analgesia‐nociception index at different infusion rates of remifentanil." Pediatric Anesthesia 23.2 (2013): 149-155.
2. Weber, Frank, et al. "The heart rate variability‐derived Newborn Infant Parasympathetic Evaluation (NIPE™) Index in pediatric surgical patients from 0 to 2 years under sevoflurane anesthesia - A prospective observational pilot study." Pediatric Anesthesia 29.4 (2019): 377-384.
3. Zhang, Kan, et al. "Newborn infant parasympathetic evaluation (NIPE) as a predictor of hemodynamic response in children younger than 2 years under general anesthesia: an observational pilot study." BMC anesthesiology 19.1 (2019): 1-7.
4. Neumann, Claudia, et al. "Comparison of the Newborn Infant Parasympathetic Evaluation (NIPE™) index to changes in heart rate to detect intraoperative nociceptive stimuli in healthy and critically ill children below 2 years: An observational study." Pediatric Anesthesia 32.7 (2022): 815-824.
5. Nguyễn Thị Hương (2018) “Đánh giá hiệu quả giảm đau của ketamin liều thấp trong thay băng bệnh nhân bỏng trẻ em”. Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
6. Butruille, Laura, et al. "Development of a pain monitoring device focused on newborn infant applications: The NeoDoloris project." IRBM 36.2 (2015): 80-85.
7. Okur, Nilufer, et al. "Neonatal pain and heart rate variability in preterm infants treated with surfactant: a pilot study." Archivos Argentinos de Pediatria 117.6 (2019): 397-397.
8. Recher, Morgan, et al. "Assessment of procedural distress in sedated/intubated children under 3 years old using the newborn infant parasympathetic evaluation: a diagnostic accuracy pilot study." Pediatric Critical Care Medicine 21.12 (2020): e1052-e1060.
9. Weissman, Amir, et al. "Heart rate dynamics during acute pain in newborns." Pflügers Archiv-European Journal of Physiology 464 (2012): 593-599.
10. Guignard, Bruno. "Monitoring analgesia." Best practice & research Clinical anaesthesiology 20.1 (2006): 161-180.
11. Ranger, Manon, C. Celeste Johnston, and K. J. S. Anand. "Current controversies regarding pain assessment in neonates." Seminars in perinatology. Vol. 31. No. 5. WB Saunders, 2007.