Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng cao tuổi

Ngô Tuấn Hưng1,, Nguyễn Như Lâm1,2, Nguyễn Hải An1,2, Trần Đình Hùng1, Lại Thị Nga1, Trần Thị Kim Thu3
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân y
3 Trường Cao đẳng Hậu cần 1/Tổng cục Hậu cần

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong ở bệnh nhân bỏng cao tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 173 bệnh nhân bỏng trên 60 tuổi, diện tích bỏng ≥ 10% diện tích cơ thể (DTCT), điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ ngày 01/1/2021 - 31/12/2022. Bệnh nhân được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm và kết quả điều trị.
Kết quả: Tỷ lệ tử vong 17,92%. Các bệnh nhân mắc 2 bệnh kết hợp tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với các bệnh nhân không có bệnh kết hợp và mắc 1 bệnh kết hợp (p < 0,05).
Phân tích đa biến cho thấy diện tích bỏng sâu (DTBS) và bỏng hô hấp có mối liên quan độc lập với tử vong (p < 0,05). Sự gia tăng 1% diện tích bỏng sâu làm tăng nguy cơ tử vong lên 0,078 đơn vị, bỏng hô hấp làm tăng nguy cơ tử vong lên 3,762 đơn vị.
Thang điểm PBI và phương trình logarit dự báo tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bỏng cao tuổi tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác thu được là (gọi tắt là BVB): BVB = 0,078*Diện tích bỏng sâu + 3,762*Bỏng hô hấp - 2,850; bỏng hô hấp (Không = 0, có = 1) có giá trị tiên lượng tử vong ở mức độ tốt và khi kiểm định Hosmer - Lemeshow cho thấy phương trình hồi quy phù hợp với tử vong (p > 0,05).
Phương trình tiên lượng tử vong BVB có giá trị tiên lượng cao nhất (AUC = 0,85; độ nhạy: 77,42%; độ đặc hiệu: 84,51% và độ chính xác: 83,24%).
Kết luận: Sự gia tăng diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp bỏng làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi bị bỏng. Giá trị tiên lượng tử vong của diện tích bỏng sâu kết hợp với bỏng hô hấp ở mức tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dissanaike S., Rahimi M. (2009). Epidemiology of burn injuries: highlighting cultural and socio-demographic aspects. International review of psychiatry, 21 (6), 505-511.
2. Wearn C., Hardwicke J., Kitsios A., et al. (2015). Outcomes of burns in the elderly: revised estimates from the Birmingham Burn Centre. Burns, 41 (6), 1161-1168.
3. Jeschke M.G., Peck M.D. (2017). Burn care of the elderly. Journal of Burn Care & Research, 38 (3), e625-e628.
4. Cheng W., Shen C., Zhao D., et al. (2019). The epidemiology and prognosis of patients with massive burns: a multicenter study of 2483 cases. Burns, 45 (3), 705-716.
5. Toppi J., Cleland H., Gabbe B. (2019). Severe burns in Australian and New Zealand adults: Epidemiology and burn center care. Burns, 45 (6), 1456-1461.
6. Wang W., Zhang J., Lv Y., et al. (2020) Epidemiological investigation of elderly patients with severe burns at a major burn center in Southwest China. Medical Science Monitor: International Medical Journal of Experimental and Clinical Research, 26, e918537-918531.
7. Stylianou N., Buchan I., Dunn K.W. (2014). A model of British in-hospital mortality among burns patients. Burns, 40 (7), 1316-1321.
8. Bayuo J., Botchway A.E. (2017). Burns among older persons: A narrative review. Burns Open, 1 (1), 2-8.
9. Jeschke M.G., Pinto R., Costford S.R., et al. (2016). Threshold age and burn size associated with poor outcomes in the elderly after burn injury. Burns, 42 (2), 276-281.
10. Tian H., Wang L., Xie W., et al. (2018). Epidemiologic and clinical characteristics of severe burn patients: results of a retrospective multicenter study in China, 2011-2015. Burns & Trauma, 6,