Gây tê thần kinh bịt dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp với gây tê tủy sống trong phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả vô cảm của gây tê thần kinh bịt dưới hướng dẫn của siêu âm kết hợp với gây tê tuỷ sống (GTTS) trong phẫu thuật nội sọi cắt u bàng quang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, phân nhóm ngẫu nhiên, có so sánh trên 70 bệnh nhân (BN) được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 (35 bệnh nhân): Gây tê tuỷ sống đơn thuần bằng Bupivacaine; nhóm 2 (35 bệnh nhân): Gây tê tuỷ sống bằng Bupivacaine kết hợp gây tê thần kinh bịt bằng Lidocain dưới hướng dẫn của siêu âm.
Kết quả: 100% bệnh nhân ở cả hai nhóm đều đạt được mức ức chế cảm đau đảm bảo cho phẫu thuật, trong đó mức tốt tương ứng là 85,7% và 91,4%; nhóm gây tê kết hợp thần kinh bịt có tỷ lệ giật cơ khép ít hơn (11,4%) so với nhóm GTTS đơn thuần (62,9%) (p < 0,05).
Kết luận: Gây tê thần kinh bịt dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp GTTS cho phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang cho hiệu quả vô cảm tốt đảm bảo cho phẫu thuật, tỷ lệ giật cơ khép thấp hơn đáng kể so với GTTS đơn thuần, phẫu thuật viên hài lòng với phương pháp vô cảm được áp dụng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
gây tê tủy sống, gây tê thần kinh bịt, cắt u bàng quang nội soi, giật cơ khép
Tài liệu tham khảo
2. K. Ozer, M. O. Horsanali, S. N. Gorgel, et al. (2015). Bladder injury secondary to obturator reflex is more common with plasmakinetic transurethral resection than monopolar transurethral resection of bladder cancer. Cent European J Urol, 68 (3): 284-8.
3. O. Frachet, G. Cordier, N. Henry, et al. (2007). [Bladder perforation during transurethral resection of bladder tumour: a review]. Prog Urol, 17 (7): 1310-2.
4. P. Faul, B. Schlenker, C. Gratzke, et al. (2008). Clinical and technical aspects of bipolar transurethral prostate resection. Scand J Urol Nephrol, 42 (4): 318-23.
5. N. P. Gupta, A. K. Saini, P. N. Dogra, et al. (2011). Bipolar energy for transurethral resection of bladder tumours at low-power settings: initial experience. BJU Int, 108(4): 553-6.
6. P. Puppo, F. Bertolotto, C. Introini, et al. (2009). Bipolar transurethral resection in saline (TURis): outcome and complication rates after the first 1000 cases. J Endourol, 23 (7): 1145-9.
7. C. Deliveliotis, K. Alexopoulou, D. Picramenos, et al. (1995). The contribution of the obturator nerve block in the transurethral resection of bladder tumors. Acta Urol Belg, 63(3): 51-4.
8. W. M. Chen, C. L. Cheng, C. R. Yang, et al. (2008). Surgical tip to prevent bladder perforation during transurethral resection of bladder tumors. Urology, 72(3): 667-8.
9. G. Jancke, J. Rosell, S. Jahnson (2012). Residual tumour in the marginal resection after a complete transurethral resection is associated with local recurrence in Ta/T1 urinary bladder cancer. Scand J Urol Nephrol, 46 (5): 343-7.
10. Berglund RK, Herr HW. (2002), Campbell’s Urology, 8th ed. Surgery for bladder cancer Philadelphia, WB Saunders: 2375-85.
11. R. R. Augspurger, R. E. Donohue (1980). Prevention of obturator nerve stimulation during transurethral surgery. J Urol, 123 (2): 170-2.
12. M. Ploeg, K. K. Aben, L. A. Kiemeney (2009). The present and future burden of urinary bladder cancer in the world. World J Urol, 27 (3): 289-93.
13. Houman Teymourian, Shayesteh Khorasanizadeh, Mohammad Reza Razzaghi, et al. (2018). Combination of Spinal Anesthesia and Obturator Nerve Block in Transurethral Resection of Bladder Tumor, Comparison between Nerve Stimulator and Ultrasonography. Journal of Clinical and Medical Sciences, 2 (1): 1-5.
14. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hoàng Văn Chương (2020). Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống kết hợp gây tê thần kinh bịt trong phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang qua đường niệu đạo. Tạp chí Y học Việt Nam, tập 491, số 1 (2020), trg.9-13.