Đánh giá kết quả sử dụng vạt da hai cuống tự do vùng lưng điều trị sẹo di chứng bỏng rộng vùng cổ - mặt

Đỗ Trung Quyết1,, Hoàng Thanh Tuấn1, Tống Thanh Hải1, Vũ Quang Vinh1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Sẹo di chứng bỏng vùng cổ mặt, đặc biệt là các trường hợp sẹo rộng luôn đặt ra các tiêu chuẩn tái tạo rất cao khi sử dụng các phương án tạo hình khác nhau. Các phương pháp tạo hình kinh điển như ghép da, vạt tại chỗ, phương pháp giãn tổ chức… đều thể hiện các nhược điểm khi tạo hình loại tổn thương này. Đối với các tổn thương rộng vùng cổ mặt, vạt da tự do hai cuống vùng lưng luôn là một lựa chọn hàng đầu trong tái tạo nhằm khôi phục cả chức năng và thẩm mỹ cho người bệnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 bệnh nhân, 10 nữ và 5 nam, tuổi từ 12 đến 61, điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình, thẩm mỹ và Tái tạo (Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác) từ tháng 08/2019 đến tháng 8/2024 với chẩn đoán sẹo bỏng rộng, co kéo vùng mặt cổ.
Thiết kế ở vùng lưng 09 vạt hai cuống nhánh xuyên động mạch mũ vai và động mạch liên sườn sau đối bên, 03 vạt hai cuống nhánh xuyên động mạch mũ vai và động mạch liên sườn sau cùng bên, 03 vạt hai cuống tự do hai nhánh xuyên động mạch liên sườn sau. Bó mạch nhận là bó mạch mặt và/ hoặc bó mạch thái dương nông. Vùng vạt giữa hai cuống được làm mỏng. Vạt được chuyển tới vùng mặt cổ và nối mạch máu che phủ tổn thương, vùng cho vạt được khâu kín một phần và ghép da mỏng tự thân
Kết quả: 13 vạt sống hoàn toàn, 02 vạt bị hoại tử một phần ở đầu xa (chiều dài vùng hoại tử dưới 5cm). Vùng cho vạt được ghép da trung bình che phủ. Chiều dài tối đa đạt được là 36cm, chiều rộng tối đa là 19cm. Bệnh nhân đạt được yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ.
Kết luận: Vạt da hai cuống tự do vùng lưng là lựa chọn hàng đầu trong tái tạo tổn khuyết rộng vùng mặt cổ do di chứng bỏng bởi tính linh hoạt và độ tin cậy trong thiết kế và sử dụng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. F.-C. Tsai (2003) A new method: perforator-based tissue expansion for a preexpanded free cutaneous perforator flap. Burns, 29 (8), 845-848.
2. H. Hyakusoku and J.-H. Gao (1994) The “super-thin” flap. British journal of plastic surgery, 47 (7), 457-464.
3. R. Ogawa, H. Hyakusoku, I. Iwakiri. et al (2004) Severe neck scar contracture reconstructed with a ninth dorsal intercostal perforator augmented “super-thin flap”. Annals of plastic surgery, 52 (2), 216-219.
4. V. Q. Vinh, R. Ogawa, T. Van Anh. et al (2007) Reconstruction of neck scar contractures using supraclavicular flaps: Retrospective study of 30 cases. Plastic and reconstructive surgery, 119 (1), 130-135.
5. V. Q. Vinh, T. Van Anh, L. Nam. et al (2009) Reconstruction of acid-injured face with occipitocervicodorsal super-thin flaps. Plastic and reconstructive surgery, 124 (1), 167e-169e.
6. R. Ogawa, H. Hyakusoku, M. Murakami. et al (2004) Clinical and basic research on occipito-cervico-dorsal flaps: including a study of the anatomical territories of dorsal trunk vessels. Plastic and reconstructive surgery, 113 (7), 1923-1933.
7. C. Angrigiani and D. Grilli (1997) Total face reconstruction with one free flap. Plastic and reconstructive surgery, 99 (6), 1566-1575.
8. H. Hyakusoku, D. G. Pennington and J.-H. Gao (1994) Microvascular augmentation of the super-thin occipito-cervico-dorsal flap. British journal of plastic surgery, 47 (7), 465-469.
9. V. Q. Vinh, T. Van Anh, R. Ogawa. et al (2009) Anatomical and clinical studies of the supraclavicular flap: analysis of 103 flaps used to reconstruct neck scar contractures. Plastic and reconstructive surgery, 123 (5), 1471-1480.