Đánh giá hiệu quả điều trị phù bạch mạch chi thể bằng phương pháp nối bạch mạch - tĩnh mạch.
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phù bạch mạch là tình trạng rối loạn chức năng của hệ bạch huyết, ứ đọng dịch kẽ có chứa các protein trọng lượng phân tử cao gây ra các triệu chứng trên lâm sàng. Điều trị phù bạch mạch phải đảm bảo dẫn lưu được dịch bạch huyết bị ứ đọng về tuần hoàn chung. Phẫu thuật nhằm dẫn lưu dịch bạch huyết từ bạch mạch sang tĩnh mạch (nối bạch mạch - tĩnh mạch) là phương pháp cơ bản nhất điều trị loại bệnh lý này.
Đối tượng và phương pháp: 20 bệnh nhân được chẩn đoán phù bạch mạch chi thể qua khám lâm sàng và khảo sát hình ảnh chụp cộng hưởng từ hạt nhân, giai đoạn phù bạch mạch được xác định phân loại theo Hiệp hội Bạch huyết học quốc tế năm 2010, kích thước chi thể bị phù được xác định qua 3 vị trí đo khác nhau.
Tiến hành phẫu thuật nối bạch mạch và tĩnh mạch bằng kỹ thuật siêu vi phẫu, các đặc điểm về số lượng bạch mạch, đường kính bạch mạch, số lượng mối nối bạch - tĩnh mạch, kiểu cầu nối được thống kê. Đánh giá kết quả điều trị theo thời gian căn cứ vào sự thay đổi kích thước chi thể bị phù (chỉ số Warren), sự thay đổi của các dấu hiệu lâm sàng, sự hồi phục về chức năng của chi thể.
Kết quả: Độ tuổi trung bình mắc bệnh của nữ là 58,18 ± 1,06 tuổi, của nam là 32,5 tuổi, hầu hết các bệnh nhân đều ở giai đoạn II, III của bệnh.
Kích thước chi phù lớn hơn trung bình 5 - 7cm so với chi lành khi tiến hành đo ở các vị trí khác nhau. Đường kính bạch mạch trung bình chi trên là 0,67 ± 0,13mm, với chi dưới là 0,56 ± 0,21mm, trung bình là 0,65 ± 0,11mm.
Tiến hành từ 2 - 4 mối nối bạch mạch - tĩnh mạch trên mỗi bệnh nhân, kiểu nối tận - tận và tận - bên thường được áp dụng trong khâu nối bạch mạch và tĩnh mạch. Sau phẫu thuật, kết quả tốt > 90% ở cả ba vị trí quan sát theo thời gian (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng), kích thước chi phù giảm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật.
Kết luận: Nối bạch mạch - tĩnh mạch là kỹ thuật hiệu quả trong điều trị phù bạch mạch chi thể.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phù bạch mạch chi thể, nối bạch mạch - tĩnh mạch, siêu vi phẫu
Tài liệu tham khảo
2. International Society of Lymphology (2010), The diagnosis and treatment of peripheral lymphedema: 2010 consensus document of the international society of lymphology. Lymphology, 53: p. 3-19
3. Anne G. Warren, B., et al. (2007), Lymphedema a comprehensive review. Annals of Plastic Surgery, 59(4): p. 464-472.
4. Becker C., Assouad J., Riquet M.. et al (2006) Postmastectomy lymphedema: long-term results following microsurgical lymph node transplantation. Annals of surgery.243 (3): 313.
5. Yamamoto, T., et al. (2013), Upper extremity lymphedema index: a simple method for severity evaluation of upper extremity lymphedema. Ann Plast Surg, 70(1): p. 47-9
6. Hidding J.T., et al. (2014), Treatment-related impairments in arm and shoulder in patients with breast cancer: a systematic review. PLoS One, 9(5) : p. E96478
7. Koshima, I., et al. (1996), Ultrastructural observations of lymphatic vessels in lymphedema in human extremities. Plast Reconstr Surg, 97(2): p.397-405; discussion 406-7
8. Chang D. W., Dayan J., Greene A. K.. et al (2021) Surgical treatment of lymphedema: A systematic review and meta-analysis of controlled trials. Results of a consensus conference. Plastic and reconstructive surgery. 10.1097.
9. Furukawa H., Osawa M., Saito A.. et al (2011) Microsurgical lymphatic venous implantation targeting dermal lymphatic backflow using indocyanine green fluorescence lymphography in the treatment of postmastectomy lymphedema. Plastic and reconstructive surgery.127 (5): 1804-1811.
10. Dean, S. M. et al (2020). The clinical characteristics of lower extremity lymphedema in 440 patients. Journal of Vascular Surgery: Venous and Lymphatic Disorders, 8(5), 851-859.