Đặc điểm rối loạn lo âu ở bệnh nhân bỏng giai đoạn phục hồi chức năng

Đặng Thành Quyết1,, Tống Đức Minh1, Trần Khắc Chiến2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm rối loạn lo âu lan tỏa ở bệnh nhân bỏng giai đoạn hồi phục chức năng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 150 bệnh nhân bỏng nội trú trong giai đoạn điều trị phục hồi chức năng tại Khoa phục hồi chức năng tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 08/2021 đến 10/2021.
Kết quả: Những biểu hiện RLLA ở bệnh nhân bỏng giai đoạn phục hồi chức năng có những mức độ khác nhau về tự ti, biểu hiện về tự ti, lo lắng quá mức, hành vi xa lánh và triệu chứng cơ thể.
Kết luận: Đa phần bệnh nhân có các biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, một số khác ở mức độ hiếm khi và thường xuyên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lederbogen F, Peter K, Leila H, Fabian S, Heike T, Philipp S, Stefan W, Jens C. Pruessner, Marcella R, Michael D (2011), City living and urban upbringing affect neural social stress processing in humans, Nature 477, 474-501.
2. Schaie K W (1978), Toward a stage theory of adult cognitive development, Int Aging Hum Dev 8 (2), 129-38.
3. Zoran L, Marijana B, Vlatka M (2006), The relationships between burn pain, generalized anxiety and depression, Coll. Antropol 30(2), 319-325.
4. Trương Đình Chính, Cao Ngọc Nga, Nguyễn Đỗ Nguyên, Ngô Tích Linh (2010), Rối loạn tâm thần ở điều dưỡng và nữ hộ sinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 14 (1), 1-10.
5. Đặng Thành Chung, Nguyễn Đức Thuận (2020), Nghiên cứu đặc điểm rối loạn lo âu lan tỏa ở bệnh nhân đau mạn tính điều trị nội trú tại bộ môn thần kinh bệnh viện quân y 103, Tạp chí Y Dược học quân sự (04), 56-60.
6. Lê Minh Công (2016), Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng cảu một số rối loạn tâm thần của công nhân tại khi công nghiệp Biên Hòa 2, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai (02), 51-61.
7. Nguyễn Thu Hằng, Vũ Thị Hải Oanh, Chu Thị Thơm, Bùi Thị Hiệu (2019), Kháo sát rối nhiễu lo âu của sinh viên năm thứ tư trường đại học điều dưỡng Nam Định, Nghiên cứu khoa học 2 (2), 83-88.
8. Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Hữu Xuân Trường, Trần Thị Giáng Hương (2013), Rối loạn lo âu lan tỏa và một số yếu tố liên quan ở cán bộ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, Tạp chí Y tế Công cộng 29 (29), 11-16.
9. Lương Văn Quý, Nguyễn Thị Mai (2020), Thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư tại bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn năm 2019, Khoa học điều dưỡng 3 (1), 24-29.
10. Viện Bỏng quốc gia (2006), Sơ cứu, cấp cứu và điều trị bỏng, Nhà xuất bản Y học.
11. Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa lan tỏa, http://generalised anxietynomore.co.uk/generalised anxiety_symp