Đặc điểm rối loạn đông máu sớm ở bệnh nhân bỏng nặng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm rối loạn đông máu sớm trên bệnh nhân bỏng nặng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 93 bệnh nhân bỏng người lớn (16 - 65 tuổi), không có bệnh và chấn thương kết hợp, diện tích bỏng ≥ 30% diện tích cơ thể (DTCT), vào viện trong 24 giờ sau bỏng, điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu ≥ 3 ngày, có kết quả điều trị xác định (sống hoặc tử vong, xin về tử vong). Rối loạn đông máu sớm ở bệnh nhân bỏng nặng được xác định khi INR > 1,5 hoặc aPTT > 60 giây trong vòng 24 giờ đầu sau bỏng.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn đông máu sớm là 46,24%. Xét nghiệm lúc vào viện, giá trị PT chủ yếu giảm (61,29%); INR và Fibrinogen phần lớn tăng (73,12% và 52,69%). Nhóm bệnh nhân có rối loạn đông máu sớm có diện tích bỏng sâu, số lượng bệnh nhân thở máy và nồng độ lactat máu động mạch lúc vào viện lớn hơn đáng kể (p < 0,05) so với nhóm không có rối loạn đông máu sớm; trong khi, nhiệt độ lúc vào viện thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05). Các bệnh nhân có rối loạn đông máu sớm có nguy cơ tổn thương thận cấp sớm gấp 3,5 lần và nguy cơ tử vong gấp 3,2 lần các bệnh nhân không có, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn đông máu sớm ở bệnh nhân bỏng nặng còn cao. Diện tích bỏng sâu, tăng lactat máu động mạch và hạ thân nhiệt là yếu tố liên quan đến khởi phát rối loạn đông máu sớm. Rối loạn đông máu sớm có liên quan đến biến chứng tổn thương thận cấp sớm và tử vong trên bệnh nhân bỏng nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn đông máu, bỏng nặng
Tài liệu tham khảo
2. Davenport R, Manson J, De’Ath H, Platton S, Coates A, Allard S, Hart D, Pearse R, Pasi KJ, MacCallum P (2011) Functional definition and characterisation of acute traumatic coagulopathy. Critical care medicine, 39(12):2652.
3. Brohi K, Cohen MJ, Davenport RA (2007) Acute coagulopathy of trauma: mechanism, identification and effect. Current opinion in critical care, 13(6):680-685.
4. Lavrentieva A, Kontakiotis T, Bitzani M, Papaioannou-Gaki G, Parlapani A, Thomareis O, Tsotsolis N, Giala M-A (2008) Early coagulation disorders after severe burn injury: impact on mortality. Intensive care medicine, 34:700-706.
5. Mitra B, Wasiak J, Cameron PA, O’Reilly G, Dobson H, Cleland H (2013) Early coagulopathy of major burns. Injury, 44(1):40-43.
6. Khwaja A (2012) KDIGO clinical practice guidelines for acute kidney injury. Nephron Clinical Practice, 120(4):c179-c184.
7. Clark A, Neyra JA, Madni T, Imran J, Phelan H, Arnoldo B, Wolf SE (2017) Acute kidney injury after burn. Burns, 43(5):898-908.
8. Sherren P, Hussey J, Martin R, Kundishora T, Parker M, Emerson B (2013) Acute burn-induced coagulopathy. Burns, 39(6):1157-1161.
9. Geng K, Liu Y, Yang Y, Ding X, Tian X, Liu H, Yan H (2020) Incidence and prognostic value of acute coagulopathy after extensive severe burns. Journal of Burn Care & Research, 41(3):544-549.
10. Garcıa-Avello A, Lorente J, Cesar-Perez J, Garcıa-Frade L, Alvarado R, Arevalo J, Navarro J, Esteban A (1998) Degree of hypercoagulability and hyperfibrinolysis is related to organ failure and prognosis after burn trauma. Thrombosis Research, 89(2):59-64.
11. Lippi G, Ippolito L, Cervellin G (2010) Disseminated intravascular coagulation in burn injury. Seminars in thrombosis and hemostasis, 36(04):429-436.