Kết quả công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh xá của các đảo cấp 2 và đảo cấp 3 thuộc quần đảo T

Nguyễn Hồng Sơn1, Trần Quốc Việt1,, Bùi Đức Thành1, Hoàng Việt Hùng2, Lê Trọng Dũng3, Nguyễn Quang Tường1, Nguyễn Thị Ngọc Dung1, Đào Tấn Duy1, Vũ Đình Ân1
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Ban Quân y, Phòng Hậu cần/Vùng 4 - Hải Quân,
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm và kết quả công tác khám bệnh, điều trị cho người bị thương, bị bệnh tại bệnh xá các đảo cấp 2 và đảo cấp 3 thuộc quần đảo T giai đoạn 2018 - 2022.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với hồi cứu số liệu thứ cấp về đặc điểm và kết quả công tác khám bệnh, điều trị cho bệnh nhân tại bệnh xá các đảo cấp 2 và đảo cấp 3 thuộc quần đảo T giai đoạn 2018 - 2022.
Kết quả: Tổng số lượt khám của các bệnh xá là 4496 lượt, trung bình là 75 lượt/tháng, chủ yếu tiến hành thăm khám cho đối tương quân (87,88%). Tỷ lệ bệnh nhân được thu dung chiếm tỷ lệ 8,52%; đối tượng quân chiếm 93,73%. Cơ cấu bệnh theo ICD-10 chú yếu là các nhóm bệnh như: Tổn thương, ngộ độc và hậu quả của một số nguyên nhân từ bên ngoài (20,01 ± 1,55%), các bệnh của da và tổ chức dưới da (16,85 ± 0,56%), các bệnh của hệ tiêu hóa (15,16 ± 0,59%) và các bệnh hệ hô hấp (14,25 ± 2,38%).
Nhóm 5 bệnh lý phổ biến nhất bao gồm: Vết thương phần mềm, viêm da, nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp, hội chứng ruột kích thích và sốt chưa rõ nguyên nhân. Có 91 bệnh nhân được cấp cứu tại các bệnh xá, đối tượng quân chiếm tỷ lệ chủ yếu với 62,64%. Tỷ lệ bệnh nhân cấp cứu/thu dung là 23,76%. Phương pháp điều trị nội khoa là chủ yếu (75,53%) và có 9 bệnh nhân được vận chuyển về đất liền để tiếp tục cấp cứu và điều trị.
Kết luận: Công tác khám bệnh và điều trị bệnh tại bệnh xá đảo cấp 2 và cấp 3 giai đoạn 2018 - 2022 đã đạt được các kết quả nhất định: Tổng số lượt bệnh nhân khám bệnh là 4496 lượt, trung bình là 75 lượt/tháng. Tỷ lệ bệnh nhân được thu dung điều trị là 8,52%. Có 91 bệnh nhân phải cấp cứu tại các bệnh xá và 9 bệnh nhân được vận chuyển vào đất liền để tiếp tục cấp cứu và điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ (29/6/2004), về tăng cường công tác kết hợp Quân dân y và bộ đội trong giai đoạn mới.
2. Quyết định 317/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (ngày 07/2/2013), về việc phê duyệt Đề án “Phát triển y tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020’’.
3. Quyết định số 1342/QĐ-TM, ngày 15/11/2006, về việc tổ chức lực lượng quân y trên các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa.
4. Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân (2013), Địa lý y tế Quân sự huyện Trường Sa, Hải phòng.
5. Nguyễn Văn Hưng và cộng sự (2008), Nghiên cứu bảo đảm quân y tác chiến phòng thủ đảo xa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
6. Nguyễn Thế Phương (1997), Cơ cấu bệnh tật của bộ đội Hải quân chốt giữ trên quần đảo Trường Sa 1986 -1995, Tài liệu lưu trữ Bộ Tư lệnh Hải quân.
7. Chu Tiến Cường và cộng sự (2011), Nghiên cứu phương án tổ chức cứu chữa, vận chuyển thương binh, bệnh binh trong tác chiến phòng thủ quần đảo Trường Sa, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội.
8. Trần Duy Thịnh (2010), Nghiên cứu cơ cấu bệnh của sĩ quan trung sơ cấp điếu trị nội trú tại bệnh viện 354, Tổng cục hậu cần trong 5 năm (2004-2009), Luận văn thạc sỹ y học, Hà Nội.
9. Trần Ngọc Khoa (2007), Nghiên cứu cơ cấu bệnh của các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viên 43 từ tháng 9/2005 đến 8/2007, Tạp chí Y học Quân sự số chuyên đề tháng 5/2007, tr 87.