Thực trạng kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan trong thay băng vết thương của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Bắc Giang năm 2022

Nguyễn Trọng Nhân1,, Hoàng Trung Tiến
1 Trường Cao Đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành thay băng vết thương của sinh viên (SV) trường Cao đẳng Ngô Gia Tự, Bắc Giang năm 2022.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang thực hiện trên 71 sinh viên đang thực tập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 3/2022 đến tháng 11 năm 2022.
Kết quả: Có 80,3% sinh viên có tổng điểm đạt phần kiến thức chung về thay băng, mặt khác số sinh viên không đạt chiếm tỷ lệ 19,7%.
Phần thực hành thay băng của sinh viên theo nội dung các bước: Đeo khẩu trang; rửa vết thương theo thứ tự; vệ sinh tay trước, trong và sau khi hoàn thành quy trình thay băng: Đạt chiếm tỷ lệ rất cao, từ 77,5% - 88,7%; trong khi đó các nội dung phần thực hành chỉ đạt tỷ lệ thấp, từ 38,0% đến 49,3%.
Tỷ lệ sinh viên năm thứ hai khiến thức thay băng đạt (87,8 %) cao hơn nhóm sinh viên năm thứ nhất (63,6 %), khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Còn các đặc điểm về tuổi, giới tính, ngành đào tạo, hệ đào tạo: không có sự khác biệt (p > 0,05).
Kết luận: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về chăm sóc vết thương là 80,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên năm nhất và năm hai. Tỷ lệ sinh viên đạt về thực hành chăm sóc vết thương là 66,2%. Độ tuổi, ngành đào tạo, hệ đào tạo, thời gian đã học và kiến thức có ảnh hưởng đến kỹ năng thực hành thay băng vết thương, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Sinh viên năm thứ hai có tỷ lệ đạt về kiến thức cao hơn học sinh, sinh viên năm thứ nhất (p < 0,05). Độ tuổi, ngành đào tạo, hệ đào tạo, thời gian học và kiến thức có mối quan hệ mật thiết với kỹ năng thực hành thay băng, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
2. Ngô Thị Huyền (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành thay băng vết thương của Điều dưỡng, Kỹ thuật viên và tìm hiểu một số yếu tố liên quan tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Đức năm 2012, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Y tế công cộng.
3. Phạm Thị Nhuyên và cộng sự (2020). Thực trạng thực hiện quy thay băng - rửa vết thương sau mổ của sinh viên ngành Điều dưỡng Trường kỹ thuật y tế Hải Dương tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải dương năm 2020. Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến.
4. Hoàng Thị Phương (2018), Thực trạng kiến thức và thực hành thay băng của Điều dưỡng ngoại Bệnh viện nhi Thanh Hóa năm 2018, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. Trịnh Văn Thọ (2021). Thực trạng chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn của điều dưỡng bệnh viện đa khoa Xanh Pôn năm 2021. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, tập 05 - số 03, 2022.
6. Famakinwa T, Bello B, Oyeniran Y et al (2014). Knowledge and practice of post-operative wound infection prevention among nurses in the surgical unit of a teaching hospital in Nigeria. International Journal of Basic, Applied and Innovative Research, 3(1), 23-28.
7. Kolade O.A, AbubakarS, Adejumoke S.R et al (2017). Knowledge, attitude and practice of surgical siteinfection prevention among post-operative nurses in atertiary health institution in north-central Nigeria. International Journal of Nursingand Midwifery, 9(6), 65-69.
8. Mangram A.J, Horan T.C, Pearson M.L et al (2009). Guideline for prevention of surgical site infection. American journal of infection control, 27(2), 97-134.
9. Teshager F.A, Engeda E.H and Worku W.Z (2015). Knowledge, practice, and associated factors towards prevention of surgical site infection among nurses working in Amhara regional state referral hospitals, Northwest Ethiopia. Surgery research and practice, 1, 1-6.
10. World Health Organization (2016). Global guidelines for the prevention of surgical site infection.