Nghiên cứu hiệu quả dự phòng buồn nôn, nôn và các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp

Nguyễn Đức Anh1,, Nguyễn Ngọc Thạch2, Trần Đắc Tiệp2, Phạm Thị Thanh Huyền3
1 Vietnam Military Medical University
2 Military Hospital 103
3 Bach Mai Hospital

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả dự phòng buồn nôn và nôn, các tác dụng không mong muốn của Granisetron sau phẫu thuật tuyến giáp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 80 bệnh nhân tuổi từ 16 trở lên, tình trạng sức khỏe theo phân loại ASA I, II có chỉ định phẫu thuật tuyến giáp dưới gây mê nội khí quản, được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 40 bệnh nhân. Nhóm Granisetron (G): Ngay trước tiền mê, tiêm tĩnh mạch Granisetron 1mg.
Nhóm Ondansetron (O): Ngay trước tiền mê, tiêm tĩnh mạch Ondansetron 4mg.
Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân buồn nôn, nôn sau phẫu thuật 6 - 8 giờ và 0 - 24 giờ ở nhóm G tương ứng là 0% và 5% thấp hơn ở nhóm O là 15% và 22,5%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ đau đầu, chóng mặt, khô miệng, táo bón ở nhóm G tương ứng là 10%; 12,5%; 7,5%; 7,5% và ở nhóm O tương ứng là 15%; 15%; 10%; 17,5% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Kết luận: Granisetron tiêm tĩnh mạch có hiệu quả dự phòng buồn nôn nôn sau phẫu thuật tuyến giáp với các tác dụng không mong muốn thấp, nhẹ, thoáng qua.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kim, S., et al., Comparison of ramosetron with ondansetron for prevention of postoperative nausea and vomiting in patient under going gynaecological surgery. British journal of anaesthesia, 2009. 103(4): p. 549-553.
2. Fujii, Y., The benefits and risks of different therapies in preventing postoperative nausea and vomiting in patients undergoing thyroid surgery. Curr Drug Saf., 2008. 3: p. 27-34.
3. Biby, M.K. and N. Veena, Comparison of ondansetron, granisetron and dexamethasone for prevention of postoperative nausea and vomiting in thyroidectomy patients in our rural tertiary care center. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences, 2017. 6(33): p. 2692-2697.
4. Pang, W.-W., et al., Intraoperative loading attenuates nausea and vomiting of tramadol patient-controlled analgesia. Canadian Journal of Anesthesia, 2000. 47(10): p. 968-973.
5. Apfel, C.C. and N. Roewer, Risk assessment of postoperative nausea and vomiting. Int Anesthesiol Clin, 2003. 41(4): p. 13-32.
6. Gan, T.J., et al., Consensus guidelines for managing postoperative nausea and vomiting. Anesthesia & Analgesia, 2003. 97(1): p. 62-71.
7. Nguyễn Thanh Tú, Đánh giá hiệu quả thông khí của mask thanh quản proseal trong gây mê phẫu thuật cắt gần hoàn toàn tuyến giáp. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa II. Học viện Quân y, 2011.
8. Metaxari, M., et al., Antiemetic prophylaxis in thyroid surgery: a randomized, double-blind comparison of three 5-HT3 agents. J Anesth, 2011. 25(3): p. 356-62.
9. Wilson, A., et al., Single-dose iv granisetron in the prevention of postoperative nausea and vomiting. British journal of anaesthesia, 1996. 76(4): p. 515-518.
10. Barnwal, A.K., et al., Efficacy of granisetron compared to ondansetron as prophylactic antiemetic in general anaesthesia. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences, 2014. 3(67): p. 14458-14467.