Đánh giá tác dụng điều trị của dung dịch điện hoá Suporan tại vết thương bỏng
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Suporan là sản phẩm thương mại được phép lưu hành ở Việt Nam, bản chất là dung dịch điện hóa được sử dụng như dung dịch để rửa vết thương và có tác dụng làm sạch vết thương.
Mục tiêu: Đánh giá khả năng ức chế vi khuẩn và tác dụng liền vết thương bỏng nông của dung dịch Suporan.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với 2 thuốc đối chứng từng cặp trên cùng một bệnh nhân. Thử nghiệm trên 30 bệnh nhân bỏng nông điều trị nội trú tại Khoa điều trị Bỏng người lớn - Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 9 năm 2021.
Kết quả: Dung dịch Saporan có tác dụng kháng khuẩn ở vết thương bỏng nông:
In vitro: Dung dịch Suporan có dường kính vòng vô khuẩn với S.aureus, P. aeruginosa, E.coli, Aci. Baumannii, K. pneumoniae mạnh hơn so với dung dịch Betadine 3%.
Lâm sàng: Thuốc có tác dụng ngừa nhiễm khuẩn vết bỏng tương đương với dung dịch Betadine 3% (biểu hiện số lần cấy khuẩn âm tính không tăng, số lượng vi khuẩn giảm có ý nghĩa sau 7 ngày, p < 0,05).
Kết luận: Dung dịch Suporan có tác dụng liền vết thương bỏng: Sau 7 ngày nghiên cứu, thuốc có tác dụng giảm viêm nề, giảm dịch tiết, dịch mủ giảm mạnh hơn vùng chứng được điều trị bằng Betadine 3%.
Thuốc có tính an toàn: Không gây đau xót khi đắp thuốc, không gây dị ứng tại chỗ và toàn thân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Dung dịch điện hóa
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Ngọc Tuấn (2018), "Thuốc điều trị tại chỗ vết bỏng", Giáo Trình bỏng, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Tr 154-161.
3. Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Hoài Châu. Dung dịch hoạt hóa điện hóa và ứng dụng trong y tế. Tạp chí Hóa học, tập 47, số 5A (2009), Tr 209-214.
4. Nakagawara S, Goto T, Nara M, Ozawa Y, Hotta K, Arata Y. Spectroscopic characterization and the pH dependence of bactericidal activity of the aqueous chlorine solution. Anal. Sci., 14, 691-698 (1998).
5. Huang YR, Hung YC, Hsu SY, Huang YW, Hwang DF. Application of electrolyzed water in the food industry. Food Contr., 19, 329-345 (2008).
6. Ignat Ignatov, Georgi Gluhchev, Stoil Karadzhov, Georgi Miloshev, Nikolay Ivanov, Oleg Mosin. Preparation of Electrochemically Activated Water Solutions (Catholyte/Anolyte) and Studying Their Physical-Chemical Properties. Journal of Medicine, Physiology and Biophysics, Vol. 11, 2015
7. R.M.S.Thorn, S.W.H.Lee, G.M. Robinson, J.Greenman, D.M.Reynolds. Electrochemically activated solutions: evidence for antimicrobial efficacy and applications in healthcare environments. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, DOI 10.1007/s10096-011-1369-9, © Springer-Verlag 2011.
8. Bộ Y tế (2009), "Dược điển Việt Nam IV”, Hà Nội.
9. Vorobjeva NV, Vorobjeva LI, Khodjaev EY. The bactericidal effects of electrolyzed oxidizing water on bacterial strains involved in hospital infections. Artif. Organs, 28, 590-592 (2004).
10. J T Marais, V S Brözel. Electro-chemically activated water in dental unit water lines. British dental journal, volume 187, No.3, 1999.
11. Yu-Ru Huang, Yen Con Hung, ShunYao Hsu, Yao-Wen Huang, Deng-Fwu Hwang. Application of electrolyzed water in the food industry. Food control 19 (2008), 329-345.
12. D. Hricava, R.Stephan and C.Zweifel. Electrolyzed water and its application in the
food industry. journal of food protection, vol 71, n0.9, 2008, pages 1934-1947
13. Keramettin Yanik, Adil Karadag, Nevzat Unal, Hakan Odabasi, Saban Esen, Murat Gunaydin. An ınvestigation into the in-vitro effectiveness of electrolyzed water against various microorganisms. Int J Clin Exp Med 2015;8(7):11463-11469.
14. Robin Duncan Kirkpatrick. The mechanism of antimicrobial action of Electro-Chemically Activated (ECA) water and its healthcare applications, University of Pretoria (2009).
15. Serhan Sakarya M, Necati Gunay M, Meltem Karakulak M, Barcin Ozturk M, Bulent Ertugrul M. Hypochlorous acid: an ideal wound care agent with powerful microbicidal, antibiofilm, and wound healing potency. Wounds, 26, 342-350 (2014).
16. Armstrong DG, Bohn G, Glat P, Kavros SJ, Kirsner R, Snyder R, Tettelbach W. Expert recommendations for the use of hypochlorous solution: Science and clinical application. Wounds, 61, 2-19 (2015).
17. Nakae H, Inaba H. Effectiveness of electrolyzed oxidized water irrigation in a burn-wound infection model. J. Trauma Acute Care Surg., 49, 511-514 (2000).
18. Mokudai T, Nakamura K et al (2012), "Presence of hydrogen peroxide, a source of hydroxyl radicals, in acid electrolyzed water”, Plos One 2012, 7: 1-8.
19. Hae Sun You, Ailyn Fadriquela, Ma Easter Joy Sajo et all (2017), Wound Healing Effect of Slightly Acidic Electrolyzed Water on Cutaneous Wounds in Hairless Mice via Immune-Redox Modulation; biological and pharmaceutical Bulletin, 2017 Volume 40 Issue 9 Pages 1423-1431.
20. Yahagi N, Kono M, Kitahara M, Ohmura A, Sumita O, Hashimoto T, Hori K, Ning-Juan C, Woodson P, Kubota S, Murakami A, Takamoto S. Effect of electrolyzed water on wound healing. Artif. Organs, 24, 984-987 (2000).
21. Xin H, Zheng Y, Hajime N, Han Z. Effect of electrolyzed oxidizing water and hydrocolloid occlusive dressings on excised burn-wounds in rats. Chin. J. Traumatol., 6, 234-237 (2003).
22. Reis R., Sipahi H., et all (2020), "Toxicity, mutagenicity and stability assessment of simply produced electrolyzed water as a wound-healing agent in vitro”, Human and experimental Toxicology, pp: 1-12.