Đánh giá kết quả chương trình tập huấn cho điều dưỡng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba năm 2020

Phan Thị Dung1,
1 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả chương trình tập huấn cho điều dưỡng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba trong năm 2020.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả thực hiện trên 60 điều dưỡng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2020. Các điều dưỡng tham gia nghiên cứu trước và sau chương trình tập huấn phải trả lời bộ câu hỏi trắc nghiệm với 86 câu hỏi chia làm 4 phần. Điều dưỡng có tỷ lệ số câu trả lời đúng < 60%, 60 - 79% và ≥ 80% ở từng phần sẽ tương ứng đạt điểm trung bình, khá và giỏi.
Kết quả: Sau tập huấn tỷ lệ điều dưỡng đạt điểm giỏi ở phần 1 (88,33%), phần 2 (10%), phần 3 (34,5%), phần 4 (40%) tương ứng so với trước tập huấn là 4,84%; 0%; 0%; 0%. Sau tập huấn tỷ lệ điều dưỡng đạt điểm khá ở phần 1 (5%), phần 2 (20%), phần 3 (41,4%), phần 4 (50%) tương ứng so với trước tập huấn là 24,19%; 9%; 9,7%; 0%. Sau tập huấn tỷ lệ điều dưỡng đạt điểm trung bình ở phần 1 (7%), phần 2 (70%), phần 3 (24,1%), phần 4 (10%) tương ứng so với trước tập huấn là 70,97%; 91%; 90,3%; 100%.
Kết luận: Chương trình tập huấn cho điều dưỡng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba trong năm 2020 mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh với kết quả sau tập huấn tỷ lệ điều dưỡng đạt điểm giỏi ở phần kiến thức đánh giá và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh (88,33%), phần nâng cao năng lực điều dưỡng phòng phẫu thuật (10%), phần kỹ năng sử dụng kim luồn (34,5%), phần kỹ năng giám sát và giải quyết vấn đề cho điều dưỡng trưởng (40%) tương ứng cao hơn trước tập huấn là 4,84%; 0%; 0%; 0%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Donna D.Ignatavicius (2020), Perioperative nurse OR nurse Operating room nurse, MedicalSurgical Nursing Patient-Centered Collaborative Care Seventh Edition.
2. Bộ Y tế (2013), Hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ Y tế, 22/2013/TT-BYT.
3. Phan Thi Dung, Le Thi Trang, Ha Huu Tung (2020), Nurses’ Knowledge, Practice, and Confidence after the Training Program on Wound Care at the Agriculture General Hospital in Vietnam, Open Journal of Nursing 10: 646-656.
4. Nguyễn Thị Huế và cộng sự, Kiến thức và thái độ về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu, vệ sinh tay của điều dưỡng lại một số khoa lâm sàng hệ ngoại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam. 26, 100-106.
5. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012.
6. Ngô Thị Huyền (2012), Đánh giá thực hành chăm sóc vết thương và tìm hiểu một số yếu tố liên qua tại bệnh viện Việt Đức năm 2012, Tạp chí y học thực hành số 1.
7. Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Văn Hoàn (2018), Thực trạng kiến thức và thực hành vệ sinh tay của nhân viên y tế khối ngoại Bệnh viện Quân Y 110 năm 2018, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, 24 , 76-80.
8. Phan Thi Dung et al. (2017), Effectiveness of Training Programme on Nurses’ Wound Care Competencies after One Year of Implementation. The THAI Journal of SURGERY 38:140-146