Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 66 bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ năm 2014 đến 2017. Các chỉ tiêu đưa vào phân tích, đánh giá bao gồm: Đặc điểm chung của bệnh nhân, các đặc điểm về bệnh bỏng, mức độ nặng của ARDS, một số chỉ tiêu lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân, các chỉ tiêu về cài đặt máy thở và cơ học phổi.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bỏng có biến chứng ARDS là 62,12%. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân ARDS sau bỏng là nồng độ lactate máu (p = 0,024, OR = 6,7089), số lượng tiểu cầu (p = 0,04, OR = 0,9927), độ giãn nở phổi tĩnh (p = 0,006, OR = 0,7342) và áp lực chênh trong cài đặt máy thở để đạt được thể tích khí lưu thông theo mong muốn (p = 0,0058, OR = 1,6975).
Kết luận: Nồng độ lactate máu, số lượng tiểu cầu, độ giãn nở phổi tĩnh và áp lực chênh trong cài đặt máy thở là các yếu nguy cơ độc lập ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân bỏng nặng có biến chứng ARDS.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), yếu tố nguy cơ
Tài liệu tham khảo
2. Aisiku IP, Yamal JM, Doshi P, et al. The incidence of ARDS and associated mortality in severe TBI using the Berlin definition. J Trauma Acute Care Surg 2016;80:308-12.
3. Amato MB, Meade MO, Slutsky AS, et al. Driving pressure and survival in the acute respiratory distress syndrome. N Engl J Med 2015;372:747-55.
4. Force ADT, Ranieri VM, Rubenfeld GD, et al. Acute respiratory distress syndrome: the Berlin Definition. JAMA 2012;307:2526-33.
5. Steinvall I., Bak Z., Sjoberg F. Acute respiratory distress syndrome is as important as inhalation injury for the development of respiratory dysfunction in major burns, Burns 2008, vol. 34, No. 4, pp. 441-451.
6. Belenkiy S.M., Buel A.R., Cannon J.W., et al. Acute respiratory distress syndrome in wartime military burns: application of the Berlin criteria. Journal of Trauma and Acute Care Surgery 2014, 76(3), pp. 821-827.
7. Chaomin Wu, Xiaoyan Chen, Yanping Cai, et al. Risk Factors Associated With Acute Respiratory Distress Syndrome and Death in Patients With Coronavirus Disease 2019 Pneumonia in Wuhan, China. JAMA Intern Med. 2020;180(7):934-943.
8. Wu WH, Niu YY, Zhang CR, et al. Combined APACHE II score and arterial blood lactate clearance rate to predict the prognosis of ARDS patients. Asian Pac J Trop Med 2012;5:656-60.
9. Sheu CC, Gong MN, Zhai R, et al. The influence of infection sites on development and mortality of ARDS. Intensive Care Med 2010;36:963-70.
10. Qingqing Dai, Sicong Wang, Ruijin Liu, et al. Risk factors for outcomes of acute respiratory distress syndrome patients: a retrospective study. J Thorac Dis 2019;11(3):673-685.
11. Huber W, Findeisen M, Lahmer T, Herner A, et al. Prediction of outcome in patients with ARDS: A prospective cohort study comparing ARDS-definitions and other ARDS-associated parameters, ratios and scores at intubation and over time. PLoS One. 2020; 15(5): e0232720.