Nghiên cứu độc tính bán cấp trên lâm sàng của gel nano Berberin ở chuột cống trắng

Nguyễn Ngọc Tuấn1,, Lê Quốc Chiểu1, Bùi Thị Bích Vân2, Đặng Văn Điệp2
1 Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Berberin được phân lập từ cây Coscinium fenestratum và một số cây trong họ Ranunculaceae có tác dụng chữa vết thương do bỏng. Nghiên cứu xác định độc tính bán cấp tính trên lâm sàng của gel nano Berberine do Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác sản xuất qua đường uống ở chuột cống trắng.
Phương pháp nghiên cứu được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế, OECD. Tiến hành trên 30 con chuột, chia thành 3 nhóm, nhóm thử liều 1 uống liều 3,5g/1kg/24h, nhóm thử liều 2 uống 10,5g/1kg/24h, nhóm chứng uống nước cất với liều 10,2ml/1kg/24h. Uống liều liên tục trong 28 ngày.
Kết quả: Không có chuột chết, không có rối loạn bất thường về vận động và tiêu hóa; không có biểu hiện co giật, run, tăng tiết mồ hôi, tím tái.
Kết luận: Gel nano Berberin an toàn trên lâm sàng khi cho chuột cống uống trong 28 ngày với liều 3,5g/1kg/24h và 10,5g/1kg/24h.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. OECD. OECD guidelines for testing of chemicals; Guideline 407: Repeated dose 28 - day oral toxicity in rodents. Organization of Economic and Cooperation Development, Paris, 1995.
2. OECD guideline for testing chemicals, OECD/OCDE 423; Repeated Dose 28-day Oral Toxicity Study in Rodents, Adopted 3rd October 2008.
3. Seyede Zohre Kamrani Rad, Maryam Rameshrad and Hossein Hosseinzadeh, Toxicology effects of Berberis vulgaris (barberry) and its active constituent, berberine: a review, Iran J Basic Med Sci., 2017. 20(5): p. 516-529.
4. Tài liệu tổng quan mới về Berberin
5. Vujanovic S, Vujanovic J (2013). Bioresources in the pharmacotherapy and healing of burns: A mini-review; Burns; Volume 39, Issue 6, Pages 1031-1038
6. Hirsch T, Ashkar W, Schumacher O, et al (2008). Moist exposed burn ointment (MEBO) in partial-thickness burns: a randomized, comparative open mono-center study on the efficacy of dermaheal (MEBO) ointment on thermal 2nd-degree burns compared to conventional therapy. Eur J Med Res;13:505-10
7. Hirsch T, Ashkar W, Schumacher O, et al (2008). Moist exposed burn ointment (MEBO) in partial-thickness burns: a randomized, comparative open mono-center study on the efficacy of dermaheal (MEBO) ointment on thermal 2nd-degree burns compared to conventional therapy. Eur J Med Res;13:505-10
8. Jewo PI, Fadeyibi IO, Babalola OS, et al (2009). A comparative study of the wound healing properties of moist exposed burn ointment (MEBO) and silver sulphadiazine. Ann Burns Fire Disasters;22:79-82
9. Spencer T, Gorinshteyn B, Ganey T (2016). Efficacy and Safety of Berberex Wound Cleanser on Post-Operative Surgical Incisions. Clin Surg.; 1: 1196.
10. Mabrouk A, Boughdadi NS, Helal HA, et al (2012). Moist occlusive dressing (Aquacel Ag) versus moist open dressing (MEBO) in the management of partial-thickness facial burns: a comparative study in Ain Shams University. Burns; 38(3):396-403.
11. Atiyeh BS, Ghanimeh G, Kaddoura IL, et al (2001). Split-thickness skin graft donor site dressing: preliminary results of a controlled, clinical comparative study of MEBO and Sofra-Tulle. Ann Plast Surg.; 46(1):87-8.
12. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, QĐ 141/BYT-QĐ
13. WHO (1993). Research guidelines for evaluating the safety and efficacy of herbal medicines, Manila, Philippines, pp 35-41
14. Eaton DL, Steven G. Gilbert; Principles of Toxicology. In: D. Kilassen C, editor. Casarett &Doull’s Toxicology the basic science of poisons. 8th ed. New York: MC Grow Hi education; 2013: p. 34-3
15. Nguyen Ngoc Tuan, Le Quoc Chieu, Le Thi Hong Hanh. Acute toxicity of nano Berberine gel in white mice, Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng, số 6/2021; p 10-19
16. Shannon Reagan-Shaw, Dose translation from animal to human studies revisited, The FASEB Journal, 2008; vol. 22 no. 3 659-661
17. Ning N, Wang YZ, Zou ZY, Zhang DZ, Wang DZ, Li XG. Pharmacological and safety evaluation of fibrous root of rhizoma coptidis. Environ Toxicol Pharmacol. 2015;39:53-69
18. Yi J, Ye X, Wang D, He K, Yang Y, Liu X, et al. Safety evaluation of main alkaloids from rhizoma coptidis. J Ethnopharmacol. 2013;145:303-310