Nghiên cứu biến đổi hóa mô miễn dịch tại chỗ vết thương mạn tính được điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình thái hóa mô miễn dịch tại vết thương mạn tính được điều trị huyết tương giàu tiểu cầu tự thân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 30 bệnh nhân (BN) bị vết thương mạn tính (VTMT), điều trị nội trú tại Trung tâm Liền vết thương, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 11/2020 đến tháng 05/2021. Tất cả bệnh nhân được tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) tại chỗ vết thương. Bệnh nhân được xác định một số đặc điểm lâm sàng tại chỗ vết thương, làm hóa mô miễn dịch mô tại chỗ vết thương mạn tính tại các thời điểm trước và sau 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần trị liệu.
Kết quả: Trị liệu PRP giúp kích thích quá trình liền vết thương: Giảm tế bào viêm, tăng sinh nguyên bào sợi và mạch máu tân tạo.
Kết luận: PRP kích thích quá trình liền vết thương mạn tính nhờ làm cải thiện tình trạng cấu trúc chất nền ngoại bào tại chỗ VTMT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vết thương mạn tính, huyết tương giàu tiểu cầu tự thân, hoá mô miễn dịch
Tài liệu tham khảo
2. Nussbaum S. R., Carter M. J., Fife C. E., et al (2018), "An Economic Evaluation of the Impact, Cost, and Medicare Policy Implications of Chronic Nonhealing Wounds", Value Health, 21(1), p27-32.
3. Yuan T., Zhang C. Q., Tang M. J., et al (2009), " Autologous Platelet-rich Plasma Enhances Healing of Chronic Wounds", Wounds, 21(10), p280-285.
4. Nguyen Ngoc Tuan and Nguyen Thi Bich Phuong (2018), "Assessing efficiency of the autologous platelet-rich plasma (PRP) therapy in the treatment of chronic ulcers", European Journal of Research in Medical Sciences, 6(1), p7-24.
5. Frykberg R. G., Driver V. R., Carman D., et al (2010), "Chronic wounds treated with a physiologically relevant concentration of platelet-rich plasma gel: a prospective case series", Ostomy Wound Manage, 56(6), p36-44.
6. Vladimir N, Darya A, Leonid A, et al (2014), "Efficacy of platelet-rich plasma for the treatment of chronic wounds", EWMA Journal, 14(1), p37-41.
7. Gabbiani G., Ryan G. B. and Majne G. (1971), "Presence of modified fibroblasts in granulation tissue and their possible role in wound contraction", Experientia, 27(5), p549-550.
8. Stuart Enoch and Patricia Price (2004), "Cellular, molecular and biochemical differences in the pathophysiology of healing between acute wounds, chronic wounds and wounds in the aged", World Wide Wounds, Aug 2004.
9. Grice E. A. and Segre J. A. (2012), "Interaction of the microbiome with the innate immune response in chronic wounds", Adv Exp Med Biol, 946, p55-68.