Hiệu quả gây mê mask thanh quản trong phẫu thuật nâng ngực băng túi độn

Võ Văn Hiển1,, Hoàng Thanh Tuấn1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả gây mê bằng mask thanh quản cho các khách hàng (KH) được phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 60 KH có chỉ định phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn tại Trung tâm Phẫu thuật Tạo hình, Thẩm mỹ - Tái tạo và Khoa Gây mê, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 1/2023 - 6/2023.
Khách hàng được gây mê toàn thể theo phác đồ và được đặt mask thanh quản (MTQ) kiểm soát hô hấp. Ghi lại các biến đổi huyết động, hô hấp tại các thời điểm sau khi đặt và rút MTQ, các thời điểm trong quá trình mổ, các tác dụng không mong muốn như đau họng, khàn tiếng, buồn nôn, nôn.
Kết quả: 100% khách hàng được đặt MTQ thành công sau một lần duy nhất, các chỉ số về huyết động và hô hấp được duy trì ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật, không có khách hàng nào có các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau họng hoặc khàn tiếng…
Kết luận: Gây mê MTQ cho phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn đảm bảo an toàn, các chỉ số huyết động, hô hấp ổn định và không có tác dụng phụ liên quan đến gây mê.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kyu-Jin Chung, Kyu-Ho Cha, Jun-Ho Lee1, et al. (2012). “Usefulness of Intravenous Anesthesia Using a Targetcontrolled Infusion System with Local Anesthesia in Submuscular Breast Augmentation Surgery”, Arch Plast Surg 2012;39 (5):540-545.
2. Alex Colque, Michael L. Eisemann (2011). “Breast Augmentation and Augmentation-Mastopexy With Local Anesthesia and Intravenous Sedation”, Aesthetic Surgery Journal, 32(3) 303-307.
3. Phạm Quang Minh, Nguyễn Xuân Anh (2022). “Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của mask thành quản proseal trên KH được phẫu thuật tán sỏi thận qua da”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 514- Tháng 5 (1): 73-77.
4. Bimla Sharma et al. Proseal laryngeal mask airway (2023). A study of 100 consecutive cases of laparoscopic surgery. Indian J Anaesth. 2003, 47 (6), pp.467-472.
5. Maltby J. R et al (2002). Gastric distension and ventilation during laparoscopic cholecystectomy: LMA-Classic vs tracheal intubation, Can J Anaesth, 47(7): 622-626
6. Nguyễn Thị Thanh Hương (2011). Đánh giá hiệu quả và sự an toàn của mask thanh quản Proseal và Supreme so với ống nội khí quản trong gây mê phẫu thuật nội soi cắt túi mật, Báo cáo khoa học Hội nghị gây mê trong phẫu thuật nội soi toàn quốc.
7. Belena JM, MD, Nunez M (2012). The laryngeal mask airway Supreme™: safety and efficacy during gynaecological laparoscopic surgery, South Afr J Anaesth Analg, 18(3): 143 -147.