Đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏẻ tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác năm 2022

Nguyễn Thị Lương1,, Ngô Minh Đức1, Lê Quốc Chiểu1, Nguyễn Trung Hưng2
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá chất lượng giáo dục sức khỏe (GDSK) của điều dưỡng qua phản hồi của người bệnh bỏng điều trị nội trú tại bệnh viện và một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả về hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng, dựa trên kết quả đánh giá từ 500 người bệnh, người nhà người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác trong năm 2022.
Kết quả: Tỷ lệ người bệnh (NB), người nhà người bệnh (NNNB) nhận định mức độ chất lượng công tác GDSK của điều dưỡng ở mức tốt 55%, khá 26,8%, trung bình 13,4% và không đạt 4,8%.
Một số nội dung hướng dẫn GDSK của điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế, thực hiện chưa đầy đủ: Hướng dẫn phòng tránh tai nạn bỏng (50%); hướng dẫn các biến chứng hay gặp khi bỏng (31,4%); hướng dẫn dinh dưỡng sau khi ra viện (28,2%); hướng dẫn phòng loét tỳ đè (25%); hướng dẫn tập luyện nâng cao sức khỏe tại nhà trước khi xuất viện (17%). Có mối tương quan giữa kết quả đánh giá hoạt động GDSK của điều dưỡng với độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của người bệnh (p < 0,05).
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh và người nhà người bệnh đánh giá chất lượng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng chiếm đa phần từ đạt trở lên. Có mối tương quan giữa kết quả đánh giá hoạt động giáo dục sức khoẻ của điều dưỡng với độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hiến và cộng sự (2006). Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe: Sách dùng đào tạo cử nhân y tế công cộng Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.
2. Bộ Y tế (2016). Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam. Hà Nội.
3. Asa M., Lena G., Marianne C., (2006). Patients’ perceptions of quality of care at an emergency department and identification of areas for quality improvement. Journal of clinical nursing.5(8):1045-56.
4. Nader Aghakhani, et al, (2012). Nurses’ attitude to patient education barriers in educational hospitals of Urmia University of Medical Sciences. Iranian journal of nursing and midwifery research.
5. Lã Thị Bích Thủy (2020). Thực trạng thực hện công rác giáo dục sức khỏe của nhân viên y tế cho người bệnh nội trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2020. Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Ngọc Chính, Phùng Thị Diễm Phúc (2020). Thực trạng hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho ngườn bệnh nội trú tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình năm 2020. TP Hồ Chí Minh.
7. Vương Thị Nhật Lệ và cộng sự (2017). Khảo sát việc thực hiện hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh - người nuôi bệnh của điều dưỡng tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 21, số 2, tr 286-294
8. Nguyễn Thị Hoài Trang và cộng sự (2020). Đánh giá hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2. Tạp chí Y học lâm sàng. Số 63 tr. 102-107.
9. Phan Thị Dung, Nguyễn Viết Tiến (2022). Hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng tại Bệnh viện Phụ sản Thiên An năm 2022. Tạp chí Y học thảm họa và Bỏng. Số 1-2023, tr. 80-87.