Đánh giá thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nguyễn Thị Hương1,, Lương Đình Tuân1, Nguyễn Hùng Thắng1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng/ Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
Đối tượng và phương pháp: Nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, điều dưỡng và học viên thực tập các khoa lâm sàng từ tháng 7/2022 - 4/2023. Nghiên cứu tiến cứu, quan sát mô tả thực hành rửa tay, khử khuẩn, dụng cụ y tế tại các khoa lâm sàng.
Kết quả: 1/ Tỷ lệ vệ sinh tay nhân viên y tế: học viên 21,1%, bác sĩ 36,7%, điều dưỡng 38,6%. Chỉ có 22,5% tuân thủ vệ sinh tay đủ 6 bước quy trình. Qua hai phương pháp giám sát vệ sinh tay ngoại khoa, tỷ lệ tuân thủ quan sát trực tiếp 45,3%, cao hơn quan sát qua camera 25,1%. Tỷ lệ cấy khuẩn (+) trên bàn tay nhân viên y tế là 21,6%.
2/ Kỹ năng thực hành quy trình khử khuẩn: Tỷ lệ pha hóa chất khử khuẩn mức độ cao đúng nồng độ và thời gian ngâm chỉ đạt 70%, pha hóa chất khử khuẩn sơ bộ đúng nồng độ chỉ đạt 51,7% và các dụng cụ sau khi sử dụng được ngâm ngập chỉ đạt 58,3%. Có 8/30 mẫu dụng cụ y tế bán thiết yếu nhiễm vi khuẩn (26,7%). Các loài vi khuẩn phân lập được chủ yếu là Bacillus (75,0%).
Kết luận: Sự tuân thủ một số quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác còn chưa cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Bộ Y tế (2018), Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. TT 16/2018/TT-BYT.
3. Nguyễn Thị Hương & cộng sự (2016). “Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả của các biện pháp can thiệp nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành vệ sinh bàn tay của nhân viện y tế Viện Bỏng Quốc gia”, Tạp chí Y học Thảm họa và Bỏng,(4) tr 32- 40.
4. Trần Hữu Luyện, Đặng Như Phồn (2010), “Khảo sát tuân thủ vệ sinh tay tại bệnh viện TW Huế theo lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới nhân ngày 5-5-2010”, Tạp chí Y học lâm sàng, NXB Đại học Huế, tr 19-23.
5. Đặng thị Thu Hương và cs (2022), ”Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của Nhân viên y tế tại Bệnh viện nhi Trung ương qua giám sát giai đoạn từ 2012-2015”, Báo cáo tại Hội nghị Khoa học chuyên nghành KSNK -Bệnh viện Quân y 103 -HVQY 2016.
6. Nguyễn Văn Quang (2014),” Khảo sát tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay tại Bệnh viện Quân y 175” Kỷ yếu Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quân 2014. Tr 125-129.
7. CDC (2009),wash your hands http://www.cdc.gov/featurs/hand wwashing/16/4/2014.
8. Pitted D (2000), lancet 2000:356;1307-1312.
9. Nguyễn Văn Hoàn (2017) “Đánh giá việc tuân thủ quy trình rửa tay phẫu thuật của Bác sĩ phẫu thuật viên, điều dưỡng viên tại phòng mổ, Bệnh viện Quân y 110”. Kỷ yếu Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quân 2017, tr 2016-2019.
10. Denis G. Maki, Paul A. Tambyah (Mar.Apr 2001) "Enineering out the risk of infection with urinary catherter uni.of Wiscousin medical Scool." Emerging Infections diseases,7.
11. Lương Đình Tuân (2020), “Đánh giá kiến thức, thực hành của điều dưỡng về xử lý dụng cụ y tế tái sử dụng năm 2020" Báo cáo tại Hội nghị Khoa học điều dưỡng - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác-2020.