Điều trị thành công bệnh nhân bỏng acid chromic có biến chứng tổn thương thận cấp

Hoàng Văn Vụ1,, Trần Thị Dịu Hiền1, Trương Thị Thuý1
1 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bỏng hóa chất xuất hiện từ khi con người biết sử dụng hóa chất và bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỷ XV - XVI. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và công nghiệp, bỏng hóa chất trở nên phổ biến hơn. Tỷ lệ bỏng hóa chất chỉ đứng sau bỏng do nhiệt khô và nhiệt ướt [1]. Hoàn cảnh gây bỏng hóa chất rất đa dạng: do tai nạn sinh hoạt; ở những người tiếp xúc với hóa chất như trong các labo, các ngành công nghiệp hóa chất, xây dựng và sử dụng không chuyên môn các hóa chất; liên quan đến hành động tội ác và tự tử; trong đó, bỏng hóa chất liên quan đến lao động chiếm tỷ lệ cao (1/2 - 2/3 tổng số bệnh nhân bỏng hóa chất) [1], [2].
Bỏng hóa chất bao gồm bỏng do acid và bỏng do base. Về mặt cơ chế, bỏng do base thường gây hoại tử hóa lỏng và hiện tượng xà phòng hóa khiến hóa chất tiếp tục ngấm sâu gây trầm trọng thêm tình trạng tổn thương, còn bỏng do acid có xu hướng tạo hoại tử khô và đông vón ngăn cản sự xâm nhập sâu của hóa chất tới các mô dưới da [2], [3]. Tuy nhiên, vẫn có một số acid có khả năng ngấm sâu gây độc cho cơ thể như: acid formic, chromic, muriatic, sulfuric,… Cơ quan dễ bị tổn thương thường là cơ quan có chức năng đào thải như gan, thận [1].
Trong báo cáo này, chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp bệnh nhân bỏng acid chromic có biến chứng tổn thương thận cấp đã được điều trị thành công.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Học viện Quân Y (2018). Giáo trình bỏng, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
2. Herndon D.N (2002). Total burn care, W.B Sauders Company, London.
3. Chai H., Chaudhari N., Kornhaber R., et al. (2022) Chemical burn to the skin: A systematic review of first aid impacts on clinical outcomes. Burns,
4. Ogawa M., Nakajima Y., Endo Y. (2007). Four cases of chemical burns thought to be caused by exposure to chromic acid mist. Journal of Occupational Health, 49 (5), 402-404.
5. Zhu Q., Wang B., Ling B., et al. (2019) Acute renal failure due to acute chromium poisoning after chromic acid burns. American Journal of Emergency Medicine.
6. Xiang J., Sun Z., Huan J.-n. (2011). Intensive chromic acid burns and acute chromium poisoning with acute renal failure. Chinese Medical Journal, 124 (13), 2071-2073.
7. Yu D. (2008) Chromium toxicity.
8. Kapil V. (2000). Chromium toxicity, US Department of Health and Human Services, Agency for Toxic Substances and …,
9. Bradberry S. M., Vale J. A. (1999) Therapeutic review: is ascorbic acid of value in chromium poisoning and chromium dermatitis? Journal of Toxicology: Clinical Toxicology, 37 (2), 195-200.
10. Geller R. (2001) Clinical environmental health and toxic exposures. Chromium. 2nd ed. Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins, 152-157.
11. Lewis R. (2004) Occupational exposures metals. Current Occupational and Environmental Medicine. LaDou, J. editor, 3, 439-441.
12. Laitung J., Earley M. (1984) The role of surgery in chromic acid burns: our experience with two patients. Burns, 10 (5), 378-380.
13. Matey P., Allison K., Sheehan T., et al. (2000) Chromic acid burns: early aggressive excision is the best method to prevent systemic toxicity. The Journal of burn care & rehabilitation, 21 (3), 241-245.
14. Varma P., Jha V., Ghosh A.et al. (1994) Acute renal failure in a case of fatal chromic acid poisoning. Renal failure, 16 (5), 653-657.
15. Biber T. U., Mylle M., Baines A. D., et al. (1968) A study by micropuncture and microdissection of acute renal damage in rats. The American Journal of Medicine, 44 (5), 664-705.
16. Sharma B., Singhal P., Chugh K. (1978) Intravascular hemolysis and acute renal failure following potassium dichromate poisoning. Postgraduate medical journal, 54 (632), 414-415.
17. Schiffl H., Weidmann P., Weiss M., et al. (1982) Dialysis treatment of acute chromium intoxication and comparative efficacy of peritoneal versus hemodialysis in chromium removal. Mineral and Electrolyte Metabolism, 7 (1), 28-35.