Kết quả che phủ khuyết hổng mô mềm đốt xa ngón tay dài bằng vạt da cân cuống nhánh xuyên mu tay của động mạch gan ngón riêng

Lê Minh Hoan1,, Phan Đức Minh Mẫn2
1 Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa
2 Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Che phủ khuyết hổng mô mềm đầu các ngón tay nói chung và các ngón tay dài nói riêng là một thách thức cho các phẩu thuật viên bàn tay. Sự phục hồi vận động, tính thẫm mỹ đặc biệt là phục hồi cảm giác sau phẫu thuật luôn được các phẫu thuật viên quan tâm. Vạt da cân cuống nhánh xuyên của động mạch gan ngón riêng là một trong những lựa chọn này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt dọc thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 5/2021 tại Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình - Bỏng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa và Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Tp. Hồ Chí Minh.
34 bệnh nhân (BN) với 37 ngón tay thương tổn búp ngón được điều trị bằng vạt da cân cuống nhánh xuyên mu tay của động mạch gan ngón riêng.
Kết quả: Các vạt da đều sống sau phẫu thuật, có 14 trường hợp (37,8%) vạt bị ứ trệ tuần hoàn sau mổ, cảm giác phân biệt 2 điểm tĩnh trung bình (TB) là 8,19 ± 1,97 mm (thời gian theo dõi TB là 7,89 tháng), tầm vận động các ngón tay thương tổn theo TAM tất cả các ngón tay đều có kết quả tốt với TAM ≥ 2100 (tầm vận động TB của ngón tay thương tổn là 231,60 ± 23,20 ). Tất cả bệnh nhân đều hài lòng với kết quả đều trị này.
Kết luận: Vạt da có tỉ lệ sống cao, không phải hi sinh các mạch máu chính; đáp ứng được các tiêu chí trong điều trị khuyết hổng mô mềm búp ngón tay, là một trong những lựa chọn trong các thương tổn này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Võ Văn Châu (2004). "Các vạt da che phủ đầu ngón tay trong phẫu thuật cấp cứu". Báo cáo tại hội phãu thuật bàn tay lần thứ 5, Hội phẫu thuật bàn tay TP. Hồ Chí Minh, tr. 19-27.
2. Phan Đức Minh Mẫn (2003). "Xử trí vết thương mõm cụt đầu ngón tay". Hội phẫu thuật bàn tay TP. Hồ Chí Minh, tr. 41-44.
3. Ayhan E, Cevik K, Celik V, et al. (2020). "Patient satisfaction after innervated digital artery perforator flap for fingertip injuries". Acta Orthop Traumatol Turc, 54 (3), pp. 269-275
4. Chen C, Tang P, Zhang X (2014). "The dorsal homo-digital island flap based on the dorsal branch of the digital artery: a review of 166 cases". Plast Reconstr Surg, 133 (4), pp. 519e-529e.
5. Chen CT, Wei FC (2000). "Lateral-dorsal neurovascular island flap for pulp reconstruction". Plast Reconstr Surg, 45 (6), pp. 616-622.
6. Feng SM, Wang AG, Zhang ZY, et al. (2017). "Repair-and-sensory-reconstruction-of-the-children’s-finger pulp defects with perforator pedicled propeller flap in proper artery.". European Review for Medical and Pharmacological Sciences, 21(16), pp. 3533-3537.
7. Hu H, Chen H, Hong J, et al. (2019). "Propeller perforator flaps from the dorsal digital artery perforator chain for repairing soft tissue defects of the finger". BMC Surgery, 19 (1).
8. Ozcanli H, Bektas G, Cavit A, et al. (2015). "Reconstruction of fingertip defects with digital artery perforator flap". Acta Orthop Traumatol Turc, 49 (1), pp. 18-22.
9. Strauch B, de Moura W (1990). "Arterial system of the fingers". The Journal of Hand Surgery, 15 (1), pp. 148-154.