Bước đầu đánh giá giá trị tiên lượng của IL-6 và sST2 với biến chứng ở bệnh nhân bỏng hô hấp

Nguyễn Thái Ngọc Minh1,, Trần Đình Hùng1,2, Nguyễn Như Lâm1,2, Lê Quang Thảo2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Bước đầu đánh giá nồng độ và giá trị tiên lượng của IL-6 và sST2 trong máu, dịch phế quản đối với các biến chứng nhiễm khuẩn và kết quả điều trị ở bệnh nhân bỏng hô hấp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả trên 20 bệnh nhân bỏng lứa tuổi trưởng thành có tổn thương bỏng đường hô hấp kết hợp, nhập viện trong 48 giờ từ khi bị bỏng. Bệnh nhân điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác từ tháng 08/2022 đến tháng 8/2023.
Kết quả: Các bệnh nhân nghiên cứu có đặc điểm độ tuổi trung vị là 37 tuổi, trong đó nam giới chiếm đa số là 80%, diện tích bỏng rộng trung vị 74,5% và bỏng sâu 41,5%. Mức độ bỏng hô hấp chủ yếu độ 1 (40%), độ 2 (50%) chỉ có 2 bệnh nhân bỏng hô hấp độ 3 (10%). Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nghiên cứu là 65%. Biến chứng viêm phổi là 75% và ở nồng độ IL-6 dịch phế quản ngày thứ 7 là 212,47pg/ml có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ viêm phổi (p < 0,05). Biến chứng nhiễm khuẩn huyết là 25% thấy rằng IL-6 huyết thanh ngày thứ 7 nồng độ 316,03 pg/ml, IL-6 dịch phế quản khi nhập viện nồng độ 133,32 pg/ml và sST2 dịch phế quản khi nhập viện nồng độ 1,06ng/ml có giá trị tiên lượng nguy cơ nhiễm khuẩn huyết (p < 0,05). Nồng độ IL-6 huyết thanh trong cả 2 lần là 138,29 pg/ml và 313,47 pg/ml đều có ý nghĩa tiên lượng nguy cơ tử vong (p < 0,05).
Kết luận: Các xét nghiệm định lượng nồng độ IL-6 và sST2 có giá trị trong tiên lượng nguy cơ biến chứng viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và tiên lượng tử vong ở bệnh nhân bỏng hô hấp tại thời điểm đầu nhập viện và ngày thứ 7 sau bỏng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ruiz-Castilla M., Bosacoma P., Dos Santos B. và cộng sự. (2019). Soluble Suppression Of Tumorigenicity-2 Predicts Hospital Mortality in Burn Patients: An Observational Prospective Cohort Pilot Study. Shock, 51(2), 194-199.
2. Liodaki E., Kalousis K., Mauss K.L. và cộng sự. (2015). Epidemiology of pneumonia in a burn care unit: the influence of inhalation trauma on pneumonia and of pneumonia on burn mortality. Ann Burns Fire Disasters, 28(2), 128-133.
3. Rech M.A., Mosier M.J., McConkey K. và cộng sự. (2019). Outcomes in Burn-Injured Patients Who Develop Sepsis. Journal of Burn Care & Research, 40(3), 269-273.
4. Mlcak R.P. (2021). Inhalation injury from heat, smoke, or chemical irritants..
5. Lê Ngọc Hùng và cộng sự. (2016). Khảo sát khoảng tham chiếu của xét nghiệm sST2 trên huyết thanh người Việt Nam bình thường.
6. Trần Ngọc Tuấn (2004). Nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng phương pháp lọc máu liên tục góp phần điều trị người bệnh bỏng trong thời kỳ nhiễm độc nhiễm khuẩn, Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
7. Frankel J.H., Boe D.M., Albright J.M. và cộng sự. (2018). Age-related immune responses after burn and inhalation injury are associated with altered clinical outcomes. Experimental Gerontology, 105, 78-86.